Khi thời tiết trở lạnh, cha mẹ thường đóng tã chặt và mặc thêm cho trẻ nhiều quần áo ấm. Tuy nhiên điều này vô hình chung lại là nguyên nhân khiến làn da mỏng mạnh của trẻ dễ bị hăm tã vào mùa đông. Bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ mách mẹ cách phòng chống hăm tã cho bé vào mùa đông cực kì đơn giản mà hiệu quả.
1. Hăm tã là gì?
Hăm tã ở trẻ là tình trạng viêm da ở khu vực lót tã kèm theo mùi khai. Nó gây ra những nốt mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, đùi của bé. Đôi khi chúng có thể nổi những đốm đỏ nhìn như phát ban khiến trẻ cảm thấy ngứa, đau và dát. Nếu tệ hơn, da bé có thể bị viêm và chảy máu.
Việc viêm da do hăm tã thường chỉ xảy ra ở khu vực da tiếp xúc với tã là mông và bẹn của trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng hăm tã này nếu không được bố mẹ để ý sát sao có thể lan sẽ lan rộng ra ngoài phần tã như vùng thắt lưng, đùi, bụng. Khi thời tiết nắng nóng, vùng đáy tã bọc mông bé dễ bị phát ban. Do đó, nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn triệu chứng phát ban do nóng với hăm tã.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã
- Không được thay tã thường xuyên: Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ là do không được thay tã thường xuyên, khiến nước tiêu của bé bị đọng lại quá lâu.
- Do cơ thể bé vẫn còn ướt sau khi tắm: Do sau khi vừa mới tắm xong, người bé chưa khô mà mẹ đã vội quấn tã vào khiến tã bị dính ẩm.
- Do thói quen dùng phấn rôm của mẹ: Nhiều mẹ có thói quen sau khi tắm cho bé xong thường thoa phấn rôm lên người bé để cho thơm tho. Nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, khiến da không thoát ẩm gây hăm tã ở trẻ.
- Do sử dụng các loại tã kém chất lượng: Nếu mẹ sử dụng cho bé các loại tã thấm hút kém, chất liệu khô ráp sẽ không chỉ khiến cho trẻ có nguy cơ bị hăm tã mà còn làm cho da bé bị trầy xước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công.
3. Cách phòng chống hăm tã cho bé vào mùa đông
Thời tiết trở lạnh là lúc các mẹ dùng tã cho bé nhiều nhất. Đóng bỉm mùa đông một phần giúp cho bé ấm hơn và tránh không làm bẩn giường chiếu. Tuy nhiên nếu cha mẹ thực hiện không cẩn thận sẽ dễ khiến cho trẻ bị hăm tã. Một vài điểm lưu ý mà các mẹ nên nhớ như sau:
Chọn tã giấy chất lượng, thấm hút tốt, mềm mại
Những loại tã giấy chất lượng sẽ có khả năng thấm hút tốt, khiến da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng cả ngày. Giúp bé thoải mái vui đùa, ngủ ngon giấc, mẹ cũng không mất công để thay tã cho bé nhiều lần. Đặc biệt nên chọn các loại tã có lớp đáy tã mềm mại, thoáng khí sẽ giúp da bé luôn khô ráo, ngăn ngừa tình trạng hăm tã cho bé yêu. Phần thun ở lưng và chân phải mềm mại, co giãn tốt mới giúp bé thoải mái vận động mà không bị các vết hằn đỏ trên da.
Không mặc tã quá chật cho bé
Nhiều mẹ hay có thói quen mặc tã chật cho bé để khỏi bị xô lệch khi bé vận động. Thêm vào đó, vào mùa động, mẹ lại còn mặc cho bé nhiều quần áo để giữ ấm cơ thể khiến bé luôn cảm thấy bức bí và dễ bị hăm tã.
Vì thế, mẹ hãy mặc những loại tã có kích thước phù hợp cho bé và có độ co giãn tốt, giúp bé thoải mái vận động mà không lo bị xô lệch hay làm trầy xước da của bé.
Thay tã thường xuyên cho bé
Khi để bé mặc tã quá lâu, các loại vi khuẩn có trong phân và nước tiểu sẽ ngấm vào da bé và gây ra tình trạng hăm tã. Do đó, mẹ thay tã cho bé sau mỗi lần bé đi đại tiện, để giúp da bé luôn sạch sẽ, khô ráo. Còn nếu bé đi tiểu thì mẹ nên thay tã sau 4 giờ đồng hồ, sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt vào mùa đông, lúc thay tã cho bé, mẹ nên rửa sạch cho bé bằng nước ấm, lau rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới đến hậu môn và thay nhanh để bé không bị nhiễm lạnh.
Bôi thuốc mỡ chống hăm
Để phòng chống hăm tã cho bé, mẹ có thể dùng thuốc mỡ loại Dexpanthenol và Lanolin cho trẻ. Sau khi tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mẹ hãy lau khô người bé và bôi thuốc mỡ vào vùng mông, háng, bẹn để bảo vệ cho da bé khỏi bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra cũng giúp làm giảm sự cọ xát của tã vào da bé. Loại thuốc mỡ này không hề chứa chất kích ứng hay tác dụng phụ nào nên rất an toàn cho làn da của bé.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!