Mách mẹ lịch khám thai và những xét nghiệm cần làm, quy trình khám như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế sẽ có gồm 08 lần khám thai (từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Tuy nhiên, theo lịch của một số bệnh viên lớn thì mẹ bầu sẽ cần đi khám thai tổng cộng khoảng 14 lần. Vậy mẹ bầu cần đi khám thai khi nào và cần khám những gì? Bài viết sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến bạn lịch khám thai năm 2017.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế sẽ có gồm 08 lần khám thai (từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Tuy nhiên, theo lịch của một số bệnh viên lớn thì mẹ bầu sẽ cần đi khám thai tổng cộng khoảng 14 lần. Vậy mẹ bầu cần đi khám thai khi nào và cần khám những gì? Bài viết sau đây Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến bạn lịch khám thai năm 2017.

Lần khám thai thứ 1

- Thời điểm: Sau khi bị trễ kinh khoảng 1 tuần và kết quả thử thai báo 2 vạch, bạn nên lên lịch đi khám thai để kiểm tra thai đã vào trong buồng tử cung chưa cũng như kiểm tra xem thai được bao nhiêu tuần và đã có tim thai chưa. Lúc thai mới 5 – 6 tuần tuổi mà kiểm tra chưa thấy có tim thai bạn cũng đừng quá lo lắng. Có thể đó là vì thai còn quá nhỏ và bác sĩ khám sẽ hẹn bạn tới kiểm tra lại sau 1-2 tuần.

Trong lần khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số chị em kinh nguyệt không đều thì thường tuổi của thai nhi sẽ được dựa vào kết quả siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm từ 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực kì chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ khám sẽ dự đoán ngày dự sinh giúp bạn.

Cũng giai đoạn này, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe của bạn cũng như sự phát triển của thai nhi.

Mách mẹ lịch khám thai và những xét nghiệm cần làm, quy trình khám như thế nào?

Lần khám thai 2

Theo lịch khám thai năm 2017 thì lần khám thứ hai rơi vào tuần thứ 7 – 8. Thời điểm này mẹ bầu sẽ có các triệu chứng ốm nghén tăng lên đáng kể. Đi khám thời điểm này, mẹ bầu sẽ được siêu âm xác định tim thai, xác định kích thước túi ối cũng như chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không. Bên cạnh đó, mẹ còn cần phải được khám lâm sàng để xác định: cân nặng, đo huyết áp để xem tình trạng nghén có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ không. Đồng thời mẹ bầu sẽ được tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

Lần khám thai thứ 3

Thời điểm: Tuần 12-13 là thời điểm mẹ cần đi khám thai lần thứ 3, đây là mốc “bắt buộc” phải có trong thai kỳ. Nguyên nhân vì đây là thời điểm sàng lọc dị tật bẩm sinh của thai nhi, qua việc tiến hành đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi mẹ để làm xét nghiệm Double test có thể tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm nhất của thai kỳ.

Cụ thể, lần khám này bạn cần tiến hành khám và siêu âm 4 chiều để khảo sát ban đầu về hình thái của thai nhi như: cấu trúc của các chi, cột sống và các tạng trong cơ thể. Đo khoảng sáng sau gáy có mục đích nhằm dự đoán dị tật của thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Nếu qua 14 tuần thai thì chỉ số này sẽ không còn chính xác nữa.

Thời điểm này khám lâm sàng gồm: kiểm tra cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng thai nghén có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn không cũng như có thể phải làm xét nghiệm về máu và nước tiểu nếu cần thiết.

Mẹ bầu sẽ được tư vấn về thai nhi cũng như chế độ ăn uống. Khi đi khám bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp, hẹn khám lại và làm xét nghiệm lần sau.

Mách mẹ lịch khám thai và những xét nghiệm cần làm, quy trình khám như thế nào?

Lần khám thai thứ 4

Thời điểm: Từ tuần thứ 14-17 tuần.

Thời điểm này mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi.

Lần khám thai thứ 5

Theo lịch khám thai năm 2017 thì đây là mốc quan trọng thứ 2 trong thai kỳ. Trong lần siêu âm này bác sĩ sẽ phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như kiểm tra sứt môi, các dị dạng ở cơ quan, sự bất thường về tim cũng như hệ xương để từ đó có sự can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, lần khám thai này bạn phải làm các xét nghiệm như: Làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, xác định nhóm máu, yếu tố Rh cũng như lượng đạm trong nước tiểu...

Lần khám thai thứ 6

Cụ thể sau lần khám thứ 5, bác sĩ sẽ hẹn mẹ bầu khám lại sau 4 tuần để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như giải đáp những vấn đề mẹ bầu có thể gặp phải.

Lần khám thai thứ 7

Theo lịch khám thai năm 2017 của Bộ Y Tế thì lần khám thai này ở tuần thai thứ 32 của thai kỳ. Cụ thể bạn cần được siêu âm màu 4 chiều để xác định lần cuối về dị tật của thai nhi, theo dõi doppler động mạch rốn cũng như động mạch não, động mạch của tử cung, kết hợp sẽ tiến hành khám tổng quát cho mẹ, xem xét vị trí của ngôi thai với mục đích đánh giá và tiên lượng độ phát triển của thai...Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh sắp tới.

Mách mẹ lịch khám thai và những xét nghiệm cần làm, quy trình khám như thế nào?

Lần khám thai thứ 8

Cụ thể, khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần, mẹ cần được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối và dây rốn... Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh. Một số nơi cũng sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khỏe của bé cũng như tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy Mornitor sản khoa sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai nhi.

Từ thời điểm này trở đi, bạn sẽ cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu như đau bụng, ra máu để có thể theo dõi tim thai, cử động của thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của mẹ bầu lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt để chuẩn bị chào đón em bé của bạn ra đời.

Bên trên là lịch khám thai 8 lần bắt buộc mẹ bầu phải đi trong suốt quá trình mang thai theo khuyến cáo của Bộ Y Tế theo lịch khám thai năm 2017. Nhưng theo khuyến cáo của bệnh viện thì từ tuần thứ 32 trở đi mẹ bầu phải đi khám thai mỗi tuần một lần.

Như vậy Lily & WeCare vừa giới thiệu đến bạn lịch khám thai năm 2017, đây là lịch khám thai mới nhất hiện đang được áp dụng của Bộ Y Tế. Hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn. Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Khám thai ở đâu tốt tại TP. Hồ Chí Minh?
  • Mách các mẹ bầu một số địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!