Trẻ nhỏ thông thường hay đổ mồ hôi, ngáy khi ngủ hoặc có thể nghiến răng. Tuy nhiên, ẩn đằng sau đó có thể là những biểu hiện của các căn bệnh mà trẻ đang mắc. Các mẹ hãy tinh ý để phân biệt, phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh thường gặp ở con. Bài viết này sẽ mách mẹ cách nhận biết bệnh qua những biểu hiện thường gặp ở con.
Đổ mồ hôi khi ngủ
Đổ mồ hôi sinh lý
Mẹ có thể nhân biết bệnh qua những biểu hiện thường gặp ở con như đổ mồ hôi khi ngủ. Nếu việc đổ mồ hôi ở trẻ chỉ là hiện tượng đổ mồ hôi sinh lý thì không có gì đáng ngại. Đa số trẻ đổ mồ hôi nhiều ở phần đầu, cổ và thường xảy ra sau khi trẻ ngủ khoảng nửa tiếng, đến sau 1 tiếng hiện tượng này sẽ chấm dứt.
Khi gặp tình trạng này, mẹ chỉ cần để ý xem nhiệt độ phòng đã thích hợp với trẻ hay chưa. Mẹ cần biết cơ chế cơ thể của trẻ khác với người lớn. Hệ thống thần kinh não bộ trẻ chưa phát triển hoàn thiện và đang trong quá trình sinh trưởng nên sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra rất nhanh, nếu nếu để ủ ấm cho trẻ quá mức, cơ thể phải tiết mồ hôi để giảm bớt nhiệt lượng và cân bằng lại thân nhiệt.
Đổ mồ hôi bệnh lý
Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ mắc bệnh còi xương, xuất hiện sau khi trẻ đi vào giấc ngủ, phần đầu sẽ đổ nhiều mồ hôi nhất.
Khi gối nằm bị đẫm mồ hôi sẽ gây kích thích khiến trẻ thường có hiện tượng lắc đầu, ma sát với gối trong lúc ngủ, làm cho tóc dễ rụng, bị thưa dần. Khi trẻ mắc bệnh này mẹ cần kịp thời bổ sung canxi và vitamin D để giảm tình trạng bệnh.
Trong trường hợp mẹ không chắc chắn tình trạng bệnh của trẻ là do biểu hiện đổ mồ hôi bất thường thì tốt nhất nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất và điều trị.
Ngáy khi ngủ cũng là biểu hiện thường gặp ở con
Mẹ có thể nhận biết bệnh qua những biểu hiện thường gặp của con như ngáy. Khi trẻ ngáy trong lúc ngủ, rất nhiều mẹ cho rằng do trẻ ban ngày đã vui chơi quá mệt mỏi nên dẫn đến tình trạng này. Đây cũng có thể là một nguyên nhân, tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác cũng gây ra tình trạng ngáy ở trẻ.
Trẻ thích nằm ngửa khi ngủ sẽ dễ bị ngáy do khi nằm ngửa sẽ khiến gốc lưỡi bị chèn ép bên trong khiến cho khoang họng hẹp đi, gây ra hiện tượng ngáy. Mẹ chỉ cần điều chỉnh lại tư thế nằm cho trẻ, mà tốt nhất là để trẻ nằm nghiêng, đặt thêm chiếc gối nhỏ và mềm phía sau lưng khi trẻ nằm nghiêng để giữ trẻ cố định tốt hơn...
Thời gian thức, ngủ, khóc của trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu đời
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bà bầu ở nơi công sở
Khẩu vị của mẹ bầu ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
4 thói quen ăn uống là “thủ phạm” của ung thư thực quản
6 cách ăn uống khiến trẻ còi cọc, ốm yếu vào mùa hè
Trẻ nghiến răng khi ngủ
Bệnh ký sinh trùng đường ruột
Nguyên nhân có thể do trẻ đang bị mắc giun đũa hoặc giun kim khi có biểu hiện nghiến răng. Chúng sẽ hút chất dinh dưỡng trong ruột non khiến cho trẻ tiêu hóa kém và đau râm ran xung quanh rốn. Tình trạng này làm cho hệ thống thần kinh vẫn ở trạng thái hưng phấn kể cả trẻ đã ngủ, dẫn đến hiện tượng nghiến răng.
Giun kim lại thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi. Mỗi đêm khi trẻ ngủ, giun kim sẽ bò ra cửa hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa ngáy hậu môn, làm trẻ ngủ không ngon, dễ bị giật mình và cũng gây ra chứng nghiến răng.
Thói quen ăn uống không tốt
Thói quen ăn uống không tốt sẽ khiến chức năng tiêu hóa rối loạn. Vào ban đêm khi trẻ ngủ thì bên trong dạ dày, đường ruột trẻ vẫn tích trữ một lượng lớn thực phẩm và hệ thống tiêu hóa phải làm việc cật lực hơn dẫn đến tình trạng các cơ nhai của trẻ ở mặt bị co lại và trẻ bị chứng nghiến răng khi ngủ.
Việc nhận biết bệnh qua những biểu hiện thường gặp ở con không quá khó nếu mẹ tinh ý. Với những chia sẻ ở trên, Lily & WeCare hy vọng các mẹ có thể sớm phát hiện một số bệnh ở con qua các biểu hiện thường gặp. Chúc các con luôn khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!