Chuyển dạ là quá trình đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thai nghén, chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời. Quá trình chuyển dạ có thể kéo dài từ 6 - 12 giờ hoặc thậm chí dài hơn, tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ lần đầu tiên. Việc rặn đẻ tưởng như là một việc làm hết sức bản năng tuy nhiên nếu biết rặn đẻ đúng cách thì cuộc chuyển dạ của mẹ sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
1. Cơn co và thời điểm rặn đẻ
Lúc bắt đầu chuyển dạ, cơn gò tử cung sẽ ngắn và kéo dài 10 - 15 giây. Những cơn co này thường xuất hiện kèm cảm giác đau nhẹ. Càng gần đến lúc rặn sinh thì cơn co sẽ kéo dài hơn khoảng 15 - 20 giây rồi 30 giây. Khi cơn co kéo dài khoảng 30 - 40 giây là lúc em bé sắp chào đời. Lúc này các cơn co cũng xuất hiện thường xuyên hơn, khi nào mẹ thấy 10 phút có hơn 3 cơn co là lúc sản phụ thấy đau bụng dữ dội và chuẩn bị sinh.
Như vậy, các cơn co tử cung mang tính chất chu kỳ, mỗi một cơn gò tử cung sẽ thường có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, ở thì kéo dài cơn đau sẽ đạt đỉnh điểm, sau đó thai phụ sẽ cảm thấy cơn đau giảm dần rồi không còn đau nữa. Lúc này mẹ có thể nghỉ để hồi sức, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn sinh.
Thở và rặn đẻ đúng cách giúp cho cuộc sinh hoàn thành tốt đẹp, mẹ tròn con vuông. Khi rặn đẻ, mẹ không nên rặn sớm quá hay rặn không đúng theo quy cách vì nó sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
2. Hướng dẫn cách thở cho mẹ
Khi bắt đầu cảm nhận cơn đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, thai phụ nên bắt đầu tập trung vào hơi thở để thở nhanh dần. Mẹ hít vào thật sâu bằng mũi và há miệng để thở ra. Khi cảm thấy cơn đau càng tăng thì mẹ bầu thở càng nhanh và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần hơn ở thì kéo dài. Đến khi thai phụ cảm thấy bớt đau thì thở chậm lại và sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.
3. Hướng dẫn rặn đẻ đúng cách
Các dấu hiệu rỉ nước ối mà mẹ bầu nên biết
Mẹ bị tiền sản giật lần sinh trước, cần lưu ý gì cho lần mang thai sau?
Mách mẹ cách tắm gội trước khi sinh đúng cách
Tuyệt chiêu rặn đẻ và cách thở cho mẹ lần đầu sinh nở dễ dàng
Uống nước lá tía tô có thực sự giúp dễ đẻ?
Khi cảm nhận thấy cơn co tử cung, bụng cứng dần và xuất hiện cơn đau, thai phụ nên hít một hơi thật sâu, sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, 2 tay nắm chặt vào thành bàn sinh, 2 chân đạp mạnh vào 2 ống treo cổ chân của bàn sinh để dồn hơn rặn mạnh thai nhi ra ngoài. Khi cảm thấy sắp hết hơi, thai phụ lại tiếp tục lấy hơi bằng cách hít vào và tiếp tục rặn thêm 1 đợt nữa. Chú ý để rặn đẻ đúng cách, thai phụ phải giữ lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông cong lên phía trước. Vào giữa 2 cơn co tử cung, nếu thai phụ cảm thấy hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung cho đợt rặn kế tiếp.
Ở người sinh con so, cuộc rặn đẻ thường kéo dài 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn. Nếu sinh con ạ thì quá trình rặn sẽ ngắn hơn từ 20 - 30 phút.
Trong quá trình rặn đẻ, lúc thai nhi xổ đầu ra là quan trọng nhất. Ở một số trường hợp nếu như thai nhi quá to, cân nặng lớn thì sẽ gặp khó khăn khi bắt đầu xổ vai, bé có thể bị kẹt vai. Lúc này các bác sỹ sẽ dùng một số thủ thuật để đỡ em bé ra ngoài.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!