Mang thai ngoài tử cung là vấn đề xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em. Thông thường sau khi chậm kinh và đã thử thai cho 2 vạch rõ ràng, tuy nhiên khi đi khám vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung thì khả năng rất cao là mẹ đang mang thai ngoài dạ con.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung là trường hợp mang thai nhưng không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai ngoài mà chị em thường gặp phải như viêm nhiễm vòi trứng, nạo phá thai nhiều lần, thường gặp nhất là viêm nhiễm vùng chậu. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng...
Và theo thống kê, mang thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ khoảng 4,5 – 10,5 phần ngàn, có nghĩa là cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 đến 10 người có thể mắc phải thai ngoài tử cung.
Tình trạng này nếu không xử lý kip thời, khi vỡ dẫn đến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe người có thai ngoài tử cung khi bị vỡ. Người có thai ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại.
Vậy bao lâu thì phát hiện thai ngoài tử cung?
Để có thể biết chính xác chị em có đang mang thai ngoài tử cung hay không đều phải đi khám trực tiếp tại bệnh viện. Thông thường có thể phát hiện các triệu chứng của thai ngoài tử cung từ tuần thứ 5-10 của thai kỳ sau 2 tuần trễ kinh.
Khi thấy mình chậm kinh, ít nhất là 7 – 10 ngày, chị em mua vạch về thử và cho kết quả là 2 vạch rõ ràng, tuy nhiên khi đến bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ vẫn không thấy túi thai trong lòng tử cung. Để biết kết quả chính xác, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện thêm xét nghiệm máu beta hCG để biết chính xác việc đã có thai hay chưa.
Tuy nhiên việc định lượng HCG chỉ giúp chẩn đoán có thai, nhưng không thể xác định được thai ngoài tử cung. Mà sau đó cần phải tiến hành siêu âm thì mới cho kết quả chuẩn xác.
Khi mang thai ngoài tử cung, chị em thường gặp phải những triệu chứng giống như đau bụng hành kinh. Mặc dù chưa đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng khi quan sát thì thấy âm đạo ra máu, xét nghiệm máu beta Hcg nồng độ thấp hơn bình thường.
Vì vậy nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu kể trên, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Những điều cần biết về xét nghiệm Beta HCG thai ngoài tử cung
Những tai biến sản khoa 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết
Chế độ thai sản mới nhất cho phụ nữ sinh con năm 2017
Bị thai lưu sau bao lâu thì mới nên mang thai lại?
Tác dụng làm đẹp của nghệ với phụ nữ mang thai
Mang thai ngoài tử cung cần lưu ý những điều này
Theo khuyến cáo, thai ngoài tử cung nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trong đến sức khỏe của chị em, trường hợp nguy hiểm nặng có thể dẫn đến tử vong hoặc nhẹ thì sẽ mất khả năng làm mẹ.
Ngoài ra còn có rất nhiều nguy hiểm, bởi thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi thai bị vỡ bất thường mà chưa được đưa đi bệnh viện kịp thời thì khả năng cao người mẹ sẽ bị ngất xỉu hoặc tử vong. Hoặc nếu sống được thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai sản khoa về sau.
Khi thai ngoài vỡ, chị em sẽ phải mất đi một lượng máu lớn, người bệnh buộc phải được truyền máu và nếu không được truyền máu kịp thời, hay có nhóm máu tương thích thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Khi nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, thai phụ cần phải nhập viện và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Khi bác sĩ hỏi về những triệu chứng mà chị em gặp thì phải nói rõ với bác sĩ, nếu đã có tiền sử từng bị mang thai ngoài tử cung thì cũng nên cho bác sĩ biết.
Tùy vào từng diễn biến của thai ngoài sau khi theo dõi, mà bác sĩ sẽ cho chị em thực hiện những xét nghiệm khác nhau để đảm bảo an toàn. Trường hợp sau khi truyền dịch, thai vào trong lòng tử cung thì có thể tiến hành nuôi dưỡng thai nhi bình thường. Còn ngược lại, sẽ tiến hành một số chẩn đoán khác và quyết định là giữ thai hay bỏ thai.
Xem thêm
Cách phòng tránh thai ngoài tử cung
Làm thế nào để phát hiện thai ngoài tử cung?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!