Nghiên cứu Đông y cho thấy hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm có tác dụng bổ thận ích tinh, mạnh gân cốt và tăng cường các chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra hạt dẻ còn bổ trợ dạ dày, hoạt huyết rất tốt cho thai phụ.
Trong thành phần của hạt dẻ bao gồm protein, protid, chất đường và tinh bột. Ngoài những thành phần chính trên còn có canxi, kali, natri, magie, photpho và sắt...tất cả đều là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian thai kì.
Dinh dưỡng trong hạt dẻ ra sao?
Hạt dẻ – hay còn gọi là sơn hạch đào, là hạt của loại cây có tên khoa học là Castanea Mollissime thuộc họ Fagaceae (Sồi dẻ). Đây là loại hạt duy nhất có chứa vitamin C, trong hạt dẻ khô có hàm lượng vitamin cao từ 15,1 – 61,3 mg. Các loại hạt dẻ được nấu hoặc hấp chín có hàm lượng thấp hơn nhưng vẫn khá cao và dao động từ 9,5 – 26,7 mg. Trong loại hạt này còn chứa các loại vitamin nhóm B như Folacin và nhiều khoáng vi lượng khác, nguồn kali bên trong hạt dẻ cũng vô cùng dồi dào với dao động từ 119 – 715 mg trong 100gr hạt dẻ.
Dinh dưỡng trong hạt dẻ rất tốt cho thai phụ bởi nhiều thành phần giúp chống oxy hóa và giàu acid Linoeic, một loại acid béo thuộc họ omega-3. Hạt dẻ còn có nhiều tinh bột và chất phytosterol, đặc biệt trong loại hạt này không chứa nhiều thành phần dầu và chất béo.
Các tác dụng dinh dưỡng của hạt dẻ đối với cơ thể mẹ bầu đã được xác định bao gồm tốt cho tim mạch bởi cứ 500gr hạt dẻ thì có đến 100gr kali, loại chất giúp tăng huyết áp, làm giảm nhịp tim và huyết áp, rất hiệu quả trong việc phòng ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra, hạt dẻ còn chứa nhiều khoáng chất có tác dụng nâng cao sức khỏe và giảm rủi ro mắc bệnh tật. Cứ 100gr hạt dẻ lại cũng cấp 62mg folate, cung cấp đầy đủ tới 15% lượng folate mà cơ thể cần đến mỗi ngày. Việc bổ sung đủ folate trong thời gian thai kì còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi và tăng cường sức mạnh của xương, hình thành tế bào máu và ôn định chức năng thần kinh cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho bào thai.
Trong hạt dẻ còn chứa nhiều hàm lượng carbonhydrate lên tới 45gr trong mỗi 100gr hạt. Loại chất này đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc tái tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh.
Chất xơ có trong hạt dẻ cũng là một trong những tiêu chí được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. 8,1 gr chất xơ có trong 100 gr hạt dẻ có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định đường huyết. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và bệnh viêm niêm mạc ruột cũng như các biến chứng liên quan tới hệ tiêu hóa khác.
Mẹ bầu nên ăn hạt dẻ như thế nào thì tốt cho thai nhi
Bữa sáng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe?
Cách tính calo trong thức ăn hàng ngày bạn nên biết
Ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì?
Nước ép lựu có tốt cho bệnh nhân bị ung thư phổi không?
Bí quyết ngủ ngon trong vòng 60 giây
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định việc ăn hạt dẻ thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, xương cốt chắc khỏe mà còn giảm mệt mỏi trong thời gian thai kì cũng như giảm stress, ổn định đường huyết, hỗ trợ thận hư yếu và cực kì tốt cho tim mạch.
Tuy nhiên cũng có một số lưu ý cho thai phụ khi sử dụng loại hạt bổ dưỡng này để mẹ bầu có thể hiểu biết và sử dụng đúng cách như:
Những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém không nên ăn quá nhiều hạt dẻ và tránh ánh quá 10 hạt mỗi ngày vì sẽ dễ sản sinh nhiều acid dạ dày dẫn tới tổn thương tỳ vị và xuất huyết dạ dày.
Cần chú ý rửa sạch hạt dẻ trước khi rang và bảo quản hạt đã rang trong điều kiện thoáng mát, chống mối mọt.
Tránh ăn các loại hạt có màu lạ hoặc những hạt đã bị hỏng, mốc.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!