Mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/02/2024

Huyết áp thấp là một trong những triệu chứng bệnh thường hay xảy ra phổ biến, đặc biệt là với các chị em đang mang thai. Nếu như trong giai đoạn thai kỳ mẹ không lưu tâm để khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến cho sức khỏe mẹ bầu gặp ảnh hưởng nghiêm trọng. Và với mẹ bầu huyết áp thấp, một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Huyết áp thấp là một trong những triệu chứng bệnh thường hay xảy ra phổ biến, đặc biệt là với các chị em đang mang thai. Nếu như trong giai đoạn thai kỳ mẹ không lưu tâm để khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến cho sức khỏe mẹ bầu gặp ảnh hưởng nghiêm trọng. Và với mẹ bầu huyết áp thấp, một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tình trạng huyết áp thấp ở bà mẹ mang thai

Huyết áp thấp thường xuất hiện đối với các chị em mang thai trong đầu thai kỳ, và chỉ số này càng giảm cho đến giữa thai kỳ. Sau đó thì dần tăng lên và ổn định trong những ngày cuối của thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên vấn đề này sẽ gây nhiều bất lợi cho các bà mẹ, đó là các biểu hiện như thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu mỗi khi ngồi lâu hay đang nằm mà đứng lên đột ngột. Thậm chí mẹ bầu bị huyết áp thấp còn có nguy cơ bị ngất xỉu bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là vì khi huyết áp của bạn xuống quá thấp, nên lượng máu và oxy không đủ nên không kịp truyền đến não và các cơ quan khác.

Đặc biệt nếu như mẹ bầu huyết áp thấp, là đồng nghĩa với việc thai nhi trong bụng sẽ không nhận đủ lượng máu và oxy cũng như các chất dinh dưỡng. Vì thế tế bào thai cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều, không phát triển toàn diện. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho các chị em là vô cùng cần thiết.

Mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Vậy mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn uống thế nào?

Việc đầu tiên để khắc phục tình trạng mẹ bầu huyết áp thấp trong việc ăn uống, là cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn uống đủ bữa, nhất là đối với bữa sáng thì chị em tuyệt đối không được bỏ bữa.

Lưu ý trong bữa ăn hàng ngày, nên hạn chế ăn ít các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và các món như trứng, thịt mỡ, đồ ăn nhiều chất béo. Mà thay vào đó là nên ăn nhiều món ăn rau củ quả, thịt nạc, cá... Đặc biệt những chị em bị huyết áp thấp nên cho thêm muối vào thức ăn. Bởi muối rất có lợi cho bệnh huyết áp thấp, giúp máu lưu thông và tăng áp trở lại.

Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ, ăn thêm các bữa ăn phụ kèm theo 3 bữa ăn chính vào hàng ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin nhóm B, C...

Bên cạnh đó cũng cần cung cấp đầy đủ các vitamin và khóang chất cho cơ thể qua đường uống, vào ngày hè mẹ bầu có thể thường thức một ly nước chanh pha đường và thêm một chút muối để giải khát. Vừa cung cấp thêm lượng vitamin C cho cơ thể, đồng thời cũng bổ sung lượng khoáng cho cơ thể. Các mẹ nên đảm bảo uống đầy đủ lượng nước trong một ngày, tốt nhất là cố gắng uống từ 2,5 - 3 lít nước. Có thể uống thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tránh xa các thức uống như chè đặc, cà phê, rượu bia... Đều không tốt cho thai kỳ nói chung và với những mẹ bầu huyết áp thấp nói riêng. Vì các đồ uống này có thể làm bạn bị mất nước, mất cân bằng điện giải... khiến cho tình trạng huyết áp thấp càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Bị huyết áp thấp khi mang thai, chị em nên ăn uống đầy đủ các dưỡng chất

Một số lưu ý cho mẹ bầu huyết áp thấp

Ngoài việc có chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, đầy đủ và hợp lý thì các chị em khi mang thai bị huyết áp thấp cũng nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột khi đang ngồi hoặc đang nằm, tốt nhất trước khi di chuyển bạn cần đứng lên hay ngồi tại giường 1 vài phút. Như thế sẽ giúp cho máu kịp thời lưu thông, mà không xảy ra các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng...
  • Khi có cảm giác hoa mắt, chóng mặt nên ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Không nên làm việc quá sức, leo trèo cao...
  • Hạn chế việc xông hơi hay tắm nước nóng quá lâu ở trong phòng kín, như thế huyết áp sẽ bị tụt do bị mất nước.
  • Cố gắng vận động, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga... để tăng cường sức khỏe.
  • Thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để có biện pháp phòng ngừa, theo dõi.
  • Khi mang thai, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe định kỳ...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!