Bệnh tiểu đường - đái tháo đường là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn tới rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Nếu như thấy tình trạng quần lót bị kiến bu có phải mắc bệnh tiểu đường không?
Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 chiếm tới khoảng 90% những trường hợp mắc bệnh và liên quan tới tình trạng đề kháng insulin. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lối sống thiếu lành mạnh: không ăn uống điều độ, ít vận động, áp lực của công việc, căng thẳng thường xuyên...
Ngoài ra cũng có một số nguy cơ dẫn tới mắcbệnh tiểu đườngnhư:
Những người có độ tuổi trên 45 tuổi
Người thừa cân hoặc béo phì (nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tiểu đường type 2 ở người lớn và trẻ em).
Phụ nữ sinh em bé > 4kg hay mắc tiểu đường thai kỳ.
Tiền sử trong gia đình có người mắc tiểu đường type 2.
Bị tiền tiểu đường (đường huyết tăng cao hơn so với mức bình thường, tuy nhiên chưa đủ cao để được chẩn đoán bệnh).
Người ít vận động
Chỉ số xét nghiệm HDL-cholesterol thấp (< 35 mg/dl) hay triglycerides máu cao (> 250 mg/dl)
Người bị cao huyết áp
Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường type 2
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 không rầm rộ như đối vớitiểu đường type 1. Do đó ở giai đoạn khởi phát, bệnh khó nhận biết. Một số dấu hiệu dưới đây có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh tiểu đường
Thường xuyên khát nước cơ thể sút cân nhanh
Cảm thấy đói nhiều, đặc biệt là sau khi ăn
Thường xuyên đi tiểu
Khô miệng
Người cảm giác mệt mỏi
Tê bì, châm chích hoặc ngứa ở tay và chân
Nhìn mờ
Các vết thương khó lành
Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hay âm đạo.
Quần lót bị kiến bu có phải mắc bệnh tiểu đường không?
Qua những triệu chứng của bệnh tiểu đường (tiểu đường type 2 – không do di truyền) như trên. Nếu bạn không gặp các triệu chứng này thì có khả năng là bạn không mắc tiểu đường.
Nếu như lượng đường trong máu khoảng 300 mg/dl hoặc cao hơn mới xuất hiện đường ở nước tiểu. Nếu như đạt mức này thì bạn đã có triệu chứng của bệnh. Vấn đềquần lót bị kiến bukhông nhất thiết là do vị ngọt mà còn do nhiều mùi vị khác khiến kiến bu vào.
Để biết rõ hơn hãy tới các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám.
Bệnh đái tháo đường type 2 có những biến chứng gì?
Đường (glucose) trong máu tăng cao ở thời gian dài sẽ làm tổn thương tới những mạch máu và dây thần kinh. Nó dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, và được ví như “kẻ giết người thầm lặng” do nó tiến triển âm thầm và tỉ lệ tử vong cao. Trên thế giới cứ mỗi phút có khoảng 6 người bệnh tử vong bởi những biến chứng của tiểu đường.
Biến chứng về thần kinh
Đây là biến chứng phổ biến nhất, chiếm hơn 60% và có tới 50% số người bệnh đã xuất hiện biến chứng này ngay tại thời điểm được chẩn đoán. Trên hệ thần kinh ngoại biên, xuất hiện những triệu chứng tê bì, kiến bò ở tay và chân, nặng hơn là khiến người bệnh đau như châm kim, nóng rát và dần sẽ mất cảm giác đau, lạnh, nóng. Triệu chứng của biến chứng thần kinh tự chủ rất đa dạng, người bệnh có thể thấy nhịp tim nhanh, giảm hoặc tăng tiết mồ hôi, tụt huyết áp tư thế,...
Biến chứng mạch máu
Biến chứng mạch máu lớn này có thể gây nên các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ... Biến chứng vi mạch gây nên bệnh võng mạc do tiểu đường, suy thận. Biến chứng mạch máu nhỏ, kết hợp cùng với biến chứng thần kinh tự chủ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn cương dương, gặp ở 50% nam giới sau 3 – 5 năm mắc đái tháo đường.
Biến chứng nhiễm trùng
Biến chứng này thường gặp ở nhiễm trùng răng miệng, ngoài da. Đặc biệt nhiễm trùng da bởi bệnh tiểu đường rất khó chữa và dễ dẫn tới hoại tử.
Một số biến chứng khác
Có một số biến chứng khi mắc tiểu đường là hạ đường huyết, hội chứng ngưng thở khi ngủ, hôn mê do nhiễm toan ceton ... cũng là lý do gây tử vong đột ngột.
Cách kiểm soát bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn và tập luyện thể dục thường xuyên. Tuy nhiên bạn cần ăn phong phú các loại thực phẩm để cơ thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng. Chú ý nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không ăn quá no, cần tăng cường thực phẩm có nhiều chất xơ để tránh làm tăng lượng đường huyết trong máu sau ăn. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá đói bởi nó sẽ gây hạ đường huyết.
Việc có một chế độ ăn hợp lý cùng tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đề kháng insulin, cải thiện lượng đường máu và kiểm soát trọng lược của cơ thể, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và từ đó giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch.
Luôn để tâm trạng thoải mái giúp bệnh không trầm trọng hơn.
Nên ngủ đủ giấc (ngày 8 tiếng).
Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích hay dùng nhiều quá đồ ngọt.
Tới thăm khám bác sĩ thường xuyên và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về bệnh tiểu đường type 2, nếu như quần lót bị kiến bu chưa hẳn là bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần tới thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở uy tín để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe.
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Sai lầm nghiêm trọng khi mặc quần lót khiến bạn hối hận cả đời
Cơ thể bạn sẽ như thế nào khi ăn rau muống?
Phải làm sao khi ngủ ngáy trong thời gian mang thai?
5 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường bị nhầm là lão hóa
Cứ dùng quần lót thế này, bảo sao chị em lại dễ viêm nhiễm phụ khoa
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý: 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- OGTT trong xét nghiệm tiểu đường là gì?
- Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!