Bướu cổ là hiện tượng bệnh lý mà tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường do nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn hàng ngày thiếu iot. Theo số liệu dịch tễ, bệnh bướu cổ thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi dậy thì, đang cho con bú hoặc giai đoạn mãn kinh. Tùy vào loại bướu cổ, bạn sẽ cần có những can thiệp y tế khác nhau. Và nếu điều trị trong thời gian đang gian cho con bú, bạn cần đặc biệt lưu ý và nghe theo chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ.
1. Phân loại bướu cổ
Bướu tuyến giáp đơn thuần
Dạng bướu cổ này không quá nguy hiểm do không gây ảnh hưởng đến nồng độ hormone của tuyến giáp. Thông thường, bướu cổ tuyến giáp đơn thuần có thể tự khỏi hoặc chỉ cần 1 số can thiệp nội khoa đơn giản. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bướu phát triển lớn, chèn ép một số dây thần kinh thanh quản, gây nên khó thở, khó nuốt, khan tiếng... Bệnh bướu giáp đơn thuần thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ.
Bướu cổ đơn nhân
Đây là loại bướu hay gặp ở phụ nữ và tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi. Bướu đơn nhân thường phát triển từ từ, với kích thước nhân khoảng 1cm và có thể quan sát bằng mắt thường – đặc biệt rõ khi nuốt. Bướu cổ đơn nhân có thể điều trị khỏi bằng các loại tuốc nội tiết hoặc phẫu thuật
Bướu cổ đơn nhân có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường
Bướu cổ đa nhân
Bướu cổ đa nhân có thể phát triển từ các bướu lan tỏa khác hoặc đa nhân ngay từ đầu. Nếu đa nhân tái phát, cần lưu ý đến nguy cơ phát triển thành khối ung thư. Vì vậy, đối với điều trị bướu cổ đa nhân, cần thực hiện các xét nghiệm để xem các bướu là u lành hay u ác tính rồi mới đưa chỉ định điều trị. Với u lành, có thể điều trị bằng hormone.
2. Mẹ bướu cổ nên cai sữa cho con khi nào?
Trả lời câu hỏi này trên https://lilyapp.me, bác sĩ Ng. Van Hat thuộc chuyên khoa Nội tiết, Sản phụ khoa cho biết: Các nghiên cứu về thuốc kháng giáp co thấy có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ đang cho con bú, tuy nhiên còn phù thuộc vào loại thuốc và liều lượng sử dụng. Do vậy, khi đi khám, cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết phụ nữ đang trong thời gian cho con bú để được lựa chọn loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng phù hợp để thuốc ít hấp thu vào sữa mẹ, từ đó không ảnh hưởng đến bé.
Đa số các trường hợp thực hiện điều trị bướu cổ theo đúng chỉ định của bác sĩ, hoàn toàn có thể cho con bú đến năm 2 tuổi mà không gây ảnh hưởng gì tới bé.
Cần tuân thủ chỉ định bác sĩ khi điều trị bướu cổ trong thời gian cho con bú
Mẹ đã biết thế nào là bổ sung iot đúng cách cho bé?
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Tuy không ảnh hưởng đến bé cũng như không gây tác động nghiêm trọng tới phụ nữ đang cho con bú, nhưng bướu cổ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Phương pháp phòng chống bướu cổ đơn giản, phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là không để cơ thể thiếu iot thông qua việc bổ sung iot bằng muối iot và các thực phẩm giàu iot như: tảo, động vật vỏ cứng, cá biển, rau chân vịt, súp lơ, khoai tây...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!