Rụng tóc sau gáy (hình vành khăn) ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại cho răng đây là hiện tượng không bình thường, do bệnh nào đó gây nên dẫn đến lo lắng băn khoăn. Chính vì vậy, để cha mẹ yên tâm hơn, bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc sau gáy.
Nguyên nhân gây rụng tóc gáy ở trẻ sơ sinh
Do thay đổi hormone
Trên thực tế, vào tuần thứ 24 của thai kỳ, tóc của rẻ trong bào thai đã bắt đầu mọc và hoàn toàn dựa vào hormone của mẹ. Khi trẻ được sinh ra thì đồng nghĩa với việc lượng tóc được nuôi dưỡng từ người mẹ không còn. Do đó, dần dần chúng rụng đi trong thời gian chào đời và kéo dài cho đến khi trẻ được 6 tuổi thì sẽ hết. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường cũng có thể gặp phải ở nhiều mẹ sau sinh do sự thay đổi của các nội tiết tố. Chính vì vậy, mà khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc trong giai đoạn này mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.
Do tư thế nằm ngủ
Tư thế nằm ngủ của trẻ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc gáy ở trẻ sơ sinh bởi vùng tóc gáy thường tiếp xúc trực tiếp với giường, nơi bé nằm, lúc này tóc bé còn rất yếu khi nằm lâu khiến vùng đó bị tác động chịu sự chèn ép, đặc biệt khi bé ngọ ngậy, cọ đầu khiến tóc bị rụng nhiều hơn. Bên cạnh việc dễ làm rụng tóc thì việc cho bé nằm nhiều ở 1 tư thế cũng có thể khiến trẻ bị móp, bẹp đầu.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc?
Trường hợp trẻ sơ sinh rụng tóc do sự thay đổi hormone thì cha mẹ không cần điều trị bởi sau một khoảng thời gian nhất định sau 6 tháng thì cơ thể trẻ sẽ tự cân bằng trở lại, khi đó tóc mới mẽ mọc thay thế.
Trường hợp bé rụng tóc do nằm ở một tư thế nhất định thì mẹ cần chú ý, thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bé, có thể nằm ngừa, nghiêng bên trái hoặc nghiêng bên phải. dần dẫn bé sẽ có thói quen thay đổi tư thế ngủ, từ đó hạn chế tình trạng rụng tóc gãy.
Trong trường hợp trẻ bị rụng tóc do yếu tố từ bên ngoài như mẹ sử dụng dầu gội hay dùng lược chải tóc, cắt tóc cho bé thì mẹ nên bỏ thói quen này để tránh ảnh hưởng đến nang tóc, tránh làm tổn thương đến da đầu của bé.
Lưu ý khi chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh
Những nguyên nhân rụng tóc ở nam giới cần biết
Kích thích mọc tóc bằng phương pháp tự nhiên nam hay nữ đều có thể làm theo
1
Ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc tới bệnh xương khớp bạn có tin không?
Bệnh vảy nến da đầu có lây không?
Những công dụng vô cùng bất ngờ từ bồ kết mà ít ai biết đến
Việc đầu tiên mẹ không nên làm đó là sử dụng dầu gội đầu của người lớn để gội cho trẻ, bởi trong dầu gội có chứa nhiều hóa chất, mà da đầu và các nang tóc của bé khi đó còn yếu, chưa ổn định sẽ ảnh hưởng làm mất cân bằng dẫn đến cản trở quá trình mọc tóc ở trẻ.
Chỉ nên gội đầu cho trẻ 2 – 3 lần/ tuần bởi lúc này trẻ ở trong môi trường tốt, ít bụi bẩn, gội quá nhiều lần cũng không tốt chút nào. Bên cạnh đó, khi gội đầu mẹ nên dùng khăn xô mềm để gội đầu cho trẻ.
Cho bé tắm nắng thường xuyên vào sáng sớm trong khoảng 15 phút, thời gian lý tưởng là từ 7 – 8 giờ sáng. Qua việc tắm nắng sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D tốt cho sự phát triển thể chất trong đó có sự phát triển của tóc, mọc tóc. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ phát triển cả thể chất và tinh thần trong đó có việc nuôi dưỡng tóc.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!