Mẹ cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Khi bị hen suyễn, trẻ sẽ vô cùng khó chịu và điều này làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bố mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị hen suyễn để tránh bệnh quá nặng, gây ra những hệ quả không ngờ. Vậy cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn? Lily & WeCare sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Khi bị hen suyễn, trẻ sẽ vô cùng khó chịu và điều này làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bố mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị hen suyễn để tránh bệnh quá nặng, gây ra những hệ quả không ngờ. Vậy cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn? Lily & WeCaresẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Mẹ cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn?

Nguyên nhân khiến bé bị hen suyễn

Hen suyễn ở trẻ là bệnh viêm mạn tính của đường thở. Khi bị hen suyễn, đường thở của trẻ sẽ bị phù nề, tăng tiết đàm và co thắt lại nên khiến trẻ thở khò khè, khó chịu. Các chuyên gia vẫn chưa xác định được hết nguyên nhân chính thức gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ, thế nhưng, hầu hết các bệnh nhân bị hen suyễn thường có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường sống (bụi, khói, lông động vật...), do thời tiết hoặc khí hậu, do vi sinh vật (một số loại virus gây viêm đường hô hấp, một số loại nấm mốc), do thức ăn (do ăn cua, tôm, ốc, thực phẩm có chất bảo quản) hoặc là do trẻ vận động quá sức.

Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có tính chất di truyền nhưng lại không lây nhiễm. Hiện, bệnh vẫn là gánh nặng lớn cho xã hội, chi phí điều trị cho bệnh lớn hơn cả chi phí cho điều trị HIV và bệnh lao gộp lại. Theo bác sĩ Nguyễn Thái Sơn – Phó Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM), trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc căn bệnh này và chủ yếu là trẻ em. Ở TP.HCM, tỷ lệ người mắc bệnh chiếm khoảng 29,1%, ở Hà Nội thì gần 25% (nguồn: VnExpress).

Mẹ cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn?

Bệnh hen suyễn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả tinh thần lẫn thể chất của người bệnh. Khi trẻ bị hen suyễn sẽ phải hạn chế vận động thể lực, đối mặt với nguy cơ tử vong cao, bị suy hô hấp khi lên cơn. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: áp xe phổi, viêm phổi, trẻ chậm phát triển, bị biến dạng lồng ngực, suy tim mạn tính, suy hô hấp mạn tính, suy dinh dưỡng... Hơn nữa, bênh còn ảnh hưởng đến việc học, sinh hoạt hoặc ít nhiều gây ra những mặc cảm cho bệnh nhân.

Trên thế giới mỗi năm có khỏang 250.000 trẻ bị tử vong do hen suyễn. Đây không phải là con số quá lớn nhưng lại rơi vào trường hợp không đáng xảy ra và có thể dễ dàng phòng tránh được. Nghiên cứu về các trường hợp trẻ bị tử vong cho thấy, 36% trẻ có tiền sử mắc suyễn nặng và khoảng 32% chưa hề nhập viện. Điều này khiến bệnh nặng hơn và trẻ bị tử vong cao hơn.

Dấu hiệu của bé bị hen suyễn

Để biết cách xử lý khi bé bị hen suyễn, bố mẹ cần biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh. Khi bị hen suyễn, trẻ sẽ có các dấu hiệu như sau:

- Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là vào ban đêm.

- Trẻ thở khò khè, bị khó thở, nặng ngực và xuất hiện hoặc là tái phát nặng hơn khi tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh.

- Trẻ dưới 2 tuổi bị suyễn là khi trẻ thở khò khè từ 3 lần trở lên, không tính đến tuổi khởi phát, cũng không tính tới yếu tố tiền sử dị ứng gia đình, bản thân có dị ứng hay không.

Cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn?

Khi trẻ bị hen suyễn, cha mẹ cần biết cách nhận định và xử lý khi trẻ lên cơn, cho trẻ tránh xa các nguyên nhân làm khởi phát cơn suyễn. Đồng thời, khi trẻ có các dấu hiệu của hen suyễn thì bố mẹ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn dạng xịt vì nó có tác dụng nhanh, tuyệt đối không dùng thuốc cắt cơn dạng uống và phải cho trẻ tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ.

Bố mẹ cần giữ cho trẻ tránh xa các yếu tố gây bệnh như: khói thuốc, lông thú, mạt nhà, khói bếp, bụi bặm, gián, các loại bình xịt có mùi nồng nặc... Thường xuyên giữ gìn vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, quét dọn thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ khi trẻ đi học, tránh dùng thảm ở nhà.

Mẹ cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn?

Bố mẹ cũng không nên cho trẻ hoạt động quá sức, tránh gây cảm xúc mạnh, cố gắng không để trẻ cảm ho nặng. Nên nói với các thầy cô giáo biết về tình trạng sức khỏe của trẻ để trẻ vẫn có thể tập thể dục, vẫn chơi thể thao bình thường nhưng trước đó khoảng 15 phút thì cho trẻ hít giãn phế quản.

Thuốc dạng xịt có thể sử dụng cho trẻ khi bị hen suyễn cần có tác dụng cắt cơn nhanh. Thuốc là xịt Ventolin MDI 100mcg 2 nhát nếu như không dùng buồng đệm, hoặc từ 4-6 nhát nếu như có dùng buồng đệm. Mỗi nhát xịt cách nhau 1 phút. Bố mẹ cũng có thể lăp lại 3 lần xịt và mỗi lần cách nhau khoảng 20 phút. Sau khi thuốc xịt cắt cơn, nếu như trẻ có những chuyển biến tốt thì nên cho trẻ nghỉ ngơi và khám lại. Nếu như trẻ không có chuyển biến tốt, vẫn còn thở rất nhanh, bị khó thở, nói không nổi, mặt mũi và cơ thể tím tái, cánh mũi phập phồng, bị co kéo hãm trên ức, phần thượng đòn, cơ ức đòn chũm... thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Như vậy, với những thông tin như trên, bố mẹ đã phần nào thỏa mãn được thắc mắc “cần phải làm gì khi bé bị hen suyễn?”. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý những dặn dò của các bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hoặc tự điều trị cho trẻ để tránh những biến chứng khó lường.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!