Mẹ đã biết tập lẫy cho bé an toàn và đúng cách?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Khi trẻ có những dấu hiệu bắt đầu tập lẫy, đó là tín hiệu đáng mừng đánh dấu sự phát triển của con mà mẹ nên thấy vui và hạnh phúc. Lúc này chúng ta cần nhanh chóng dạy con tập lẫy, để giúp bé kịp thời phát triển tổng thể được các cơ như xương cổ, xương đầu, xương sống... Tuy nhiên để tập lẫy cho bé an toàn và đúng cách, là điều không dễ cho những bà mẹ lần đầu lên chức. Vậy làm thế nào để dạy con tập lẫy đúng thời điểm, "một phát ăn ngay"? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Khi trẻ có những dấu hiệu bắt đầu tập lẫy, đó là tín hiệu đáng mừng đánh dấu sự phát triển của con mà mẹ nên thấy vui và hạnh phúc. Lúc này chúng ta cần nhanh chóng dạy con tập lẫy, để giúp bé kịp thời phát triển tổng thể được các cơ như xương cổ, xương đầu, xương sống... Tuy nhiên để tập lẫy cho bé an toàn và đúng cách, là điều không dễ cho những bà mẹ lần đầu lên chức. Vậy làm thế nào để dạy con tập lẫy đúng thời điểm, "một phát ăn ngay"? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Nên tập lẫy cho bé khi nào?

Thông thường các trẻ nhỏ từ 3-4 tháng tuổi đã khá cứng cáp và việc bé lẫy được đã không còn khó khăn, vì lúc này các cơ xương của trẻ đã phát triển mạnh hơn nên hoàn toàn có thể bắt đầu đến với kỷ năng vận động đầu tiên này. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có thể chất giống nhau, chính vì thế mà mốc thời gian này cũng không hoàn toàn chính xác mà bố mẹ cần phải dựa vào những biểu hiện của con như:

  • Đặt con nằm sấp, nhưng bé có thể ngóc đầu dậy; đồng thời chống tay để nâng đỡ phần đầu và ngực của mình lên.
  • Lúc đặt bé nằm sấp lại, bố mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy động tác huơ huơ hai cánh tay về hai bên giống như đang bơi. Hoặc khi bạn đặt một món đồ chơi nào đó ở xa trẻ, con cố gắng dịch chuyển thân người để tiến đến đồ vật đấy.
  • Khi mẹ cho bé nằm ngửa, quan sát thấy con thường xuyên nhấc hai chân lên hay đang cố gắng dùng tay để kéo lấy chân của mình. Lúc này trông bé khá đáng yêu, nhưng bố mẹ đừng quên thực hiện nhiệm vụ tập lẫy cho bé.
  • Và lúc con đổi tư thế sang nằm nghiêng, mẹ cũng đã chắc chắn rằng đây là thời điểm thích hợp để dạy con tập lẫy.

Mẹ đã biết tập lẫy cho bé an toàn và đúng cách?

Bố mẹ có thể tập lẫy cho bé khi đặt con nằm sấp, mà bé đã có khả nâng ngóc đầu lên cứng cáp

Tập lẫy cho bé như thế nào là đúng?

Có nhiều ông bố bà mẹ rất ít quan tâm đến việc tập lấy cho con, họ hay để trẻ tự phát triển một cách tự nhiên theo độ tuổi của mình. Tuy nhiên nếu có sự hỗ trợ của bố hoặc mẹ, thì sự lớn lên của bé sẽ không là vô ích nếu như bé yêu của bạn phát triển vượt trội hơn những đứa trẻ khác.

Vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng quan sát và giúp đỡ bé bất cứ lúc nào từ giai đoạn con bắt đầu tập lẫy. Thay vì nhìn bé nằm ngửa và đang cố gắng nhấc chân lên, để lẫy người hết ngày này đến ngày khác nhưng chưa thành công. Thì bạn hãy tiếp sức cho bé bằng cách đẩy tay nhẹ vào dưới mông, để con sớm có cảm giác được lẫy.

Có nhiều bé hay thích nằm nghiêng, vì vận động này là bước đầu cho thấy con đã cứng cáp hơn hẳn so với thời gian trước kia. Lúc này mẹ chỉ cần đặt tay nhẹ nhàng dưới vùng lưng để nâng đỡ cho bé, sau đó giúp bé lật người sang bên còn lại. Hoặc mẹ nằm sang bên kia, rồi gọi tên con để kích thích bé chủ động lật người.

Và một vận động hết sức quan trọng của trẻ, mà bố mẹ không nên bỏ qua. Đó là lúc trẻ đã có thể nằm sấp, khi đặt bé ở tư thế này đa phần các bé đã có thể ngóc đầu lên vì con đã có thể chịu được lực ở cổ và lưng. Nên bạn hãy cố gắng tìm mọi "chiêu trò" để bé hướng người và ngẩng đầu hướng lên. Ví dụ như cầm đồ chơi của bé và đặt nó cao hơn tầm với của con một chút, lúc này con sẽ chủ động đưa tay hoặc ngẩng đầu cao hơn để với tới món đồ đó.

Mẹ đã biết tập lẫy cho bé an toàn và đúng cách?

Bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng hỗ trợ bé nằm lật người lại để trẻ quen với các động tác

Sai lầm mẹ nên tránh khi tập lẫy cho bé

Mặc dù con đã có thể tập lẫy, nhưng bố mẹ nên biết cơ thể trẻ vẫn còn khá non yếu và chưa thực sự cứng cáp. Nên bạn cần lưu ý suốt quá trình tập lẫy cho bé, hay bé vừa mới biết lẫy thì cần có sự giám sát từ mọi người. Vì khi đó có thể con sẽ thường nằm đè lên cánh tay của mình, nhưng vẫn chưa biết rút tay như thế nào. Nên sự có mặt của bố mẹ sẽ hỗ trợ con kịp thời, làm con không bị đau.

Khi trẻ biết lẫy mẹ không nên tùy tiện cho trẻ nằm trên ghế sopha, nằm ở giường một mình. Vì chỉ cần một cú lẫy thì con hoàn toàn có thể bị rơi xuống sàn bất cứ lúc nào. Đây chính là lưu ý quan trọng, mà bạn nên nhớ khi trẻ bắt đầu biết lẫy, biết bò, biết đi...

Bạn không nên tập lẫy cho con khi trẻ vừa ăn xong, hoặc tâm trạng con đang không vui. Vì như vậy trẻ sẽ khá khó chịu với mọi hoạt động và nếu bị ép, con sẽ hoảng sợ với điều này. Mỗi lần tập lẫy, chỉ nên kéo dài 2-3 phút và số lần này tùy thuộc vào điều kiện cũng như sức khỏe của bé.

Hãy cố gắng tập lẫy cho bé với thái độ tích cực, nhẹ nhàng nâng đỡ để giúp con làm quen với các động tác một cách thành thào. Vì lúc này đôi tay của bố mẹ, sẽ là sự diệu kỳ mà bé nhận được.

>>> Xem thêm: Tập lẫy cho trẻ thế nào là đúng cách?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!