Hầu hết các bà mẹ trước khi sinh con đều nắm trong tay vô số kiến thức về sinh mổ, hay các trường hợp sinh khó, cũng vì tâm lý lo sợ và đề phòng nên phần lớn họ đều bỏ qua các trường hợp sinh thường cũng như lưu ý khi sinh thường. Đối với phụ nữ mang thai thì sinh thường hoàn toàn không có nguy cơ hay biến chứng gì đặc biệt tại vì cơ thể phụ nữ đã được thiết kế để sinh con đẻ cái. Vậy mẹ bầu được chỉ định sinh thường khi nào?
Vị trí thai nhi thuận
Thông thường vị trí thuận của thai nhi chính là quay đầu xuống dưới. Khoảng 4 - 5 tuần trước khi sinh bé đã có xu hướng quay đầu và úp mặt vào phía trong của bụng mẹ. Nếu như sau khi siêu âm và làm các thủ tục khám thai cần thiết mà bác sĩ kết luận vị trí thai thuận và đúng chiều thì các mẹ chắc chắn sẽ được chỉ định sinh thường.
Còn nếu đến sát ngày sinh mà bé vẫn không chịu quay đầu thậm chí là ngôi thai ngang gây khó chịu cho mẹ cũng như khó khăn cho quá trình sinh nở bình thường thì mẹ bầu buộc phải sinh mổ.
Chuẩn cân nặng và kích thước của thai nhi
Cân nặng và kích thước của thai nhi cũng sẽ quyết định việc mẹ có được chỉ định sinh thường hay không. Thông thường thì cân nặng của bé sẽ dao động khoảng từ 2 - 4 kg, có một số trường hợp bé nặng 5kg mẹ vẫn có khả năng sinh thường được. Tuy nhiên nếu bé nặng hơn và kích thước thân mình to thì tốt nhất các mẹ nên chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ.
Đơn giản vì khi bé có kích thước quá lớn, ngay cả khi bác sĩ đã rạch tầng sinh môn bạn cũng khó có thể sinh bé ra một cách dễ dàng.
Bé sinh đúng ngày.
Nếu bạn trở dạ vào đúng ngày hoặc sát ngày sinh bé, thai nhi quay đầu và hoàn toàn bình thường thì chắc chắn bạn sẽ được chỉ định sinh thường. Tuần tuổi của bé cũng là yếu tố khá quan trọng quyết định hình thức sinh nở của mẹ.
Hầu hết các bé sinh non dưới 37 tuần đều phải sinh mổ để đảm báo bé không bị tổn thương khi sinh hay dị tật.
Sinh đôi
Bạn vẫn có thể được chỉ định sinh thường khi mang thai đôi nếu như không có những triệu chứng sau đây: mắc chứng huyết áp cao hay huyết áp thấp, tiền sản giật, hoặc có bệnh về tim. Các trường hợp sinh đôi bằng phương pháp sinh thường vô cùng phổ biến, hầu hết các bé sau khi sinh đều có sức khỏe tốt và mẹ cũng hồi phục khá nhanh.
Con các trường hợp đa thai khác như sinh 3 thậm chí sinh 4 thì buộc phải mổ do cơ tử cung có thể đã bị giãn ra đến mức tối đa.
Khi nào nên áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc
3 việc nhất định phải biết để chăm sóc thai phụ sau khi sinh thường
Mẹ bầu nên cẩn trọng với những biến chứng sau khi sinh thường
Những bí mật về sinh mổ ít mẹ bầu biết
Cách xông vùng kín sau sinh: Có thể bạn chưa biết!
Không có bệnh về tử cung
Nếu như mẹ không có các bệnh vê tử cung như u xơ tử cung, u nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng thì sẽ được chỉ định sinh thường do quá trình sinh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mẹ
Ngoài ra mẹ có thể được chỉ định sinh thường trong các trường hợp như khung xương chậu ổn định, cổ tử cung đã mở và chưa từng sinh mổ. Như các mẹ đã biết với mẹ bầu đã sinh con bằng phương pháp mổ lần đầu tiên thì những lần sau cũng sẽ phải sinh con bằng phương pháp này.
Hiện nay có một vài gia đình muốn mẹ bầu sinh mổ để bé được thông minh hơn, hay sinh vào đúng giờ hoàng đạo. Tuy nhiên sinh thường chính là cách tốt nhất giúp cho cơ thể bé được phát triển tốt, do khi sinh bé sẽ phải vận động để đi ra ngoài thông qua ống dẫn sinh, điều này vừa giúp tránh nhưng nguy cơ cho mẹ, vừa giúp bé làm quen với môi trường sống bên ngoài từ cung tốt hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!