"Xì hơi" là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa. Một số bé bị "xì hơi" nhiều hơn những bé khác, hoặc ở thời điểm này, tần suất "xì" ở bé cao hơn ở thời điểm khác.
Khi bé bắt đầu ti mẹ, dấu hiệu "xì hơi" cũng bắt đầu xuất hiện. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị "xì hơi", không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình.
1. Nguyên nhân khiến bé "xì hơi"
Do thức ăn của mẹ
Những thứ người mẹ ăn vào có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ dung nạp nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu thì bé cũng bị "xì hơi".
Thức ăn dặm
Hệ tiêu hóa ở bé chưa thể hoàn thiện như người lớn, vì thế, cho ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé gặp phải những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có "xì hơi".
"Măm" nhiều sữa đầu
Khi bé nuốt phải quá nhiều lớp sữa đầu (sữa chảy ra ngay khi bé "ti mẹ") - loại sữa chứa nhiều nước và lactose hơn so với sữa sau (sữa chảy ra một lúc sau khi bé "ti mẹ"), bé có thể phải đối mặt với chứng "xì hơi". Hơn nữa, do bé nuốt sữa quá nhanh, không khí sẽ theo vào trong dạ dày. Đó cũng là yếu tố khiến tình trạng "xì" ở bé nghiêm trọng hơn.
Quá nhiều kích thích
Quá nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn hoặc vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và kết cục là bé bị "xì hơi".
Mẹo giảm "xì hơi" cho con: Massage bụng có thể làm dịu bớt tình trạng "xì" do đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo massage đúng cách cho con để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, cũng có một số thuốc chữa "xì hơi" ở bé nhưng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng. Cần lưu ý rằng, dạ dày và đường ruột của bé chưa hoàn thiện nên tình trạng "xì hơi" ở mức độ vừa phải được coi là điều bình thường.
2. 5 cách giúp mẹ giảm thiểu "xì hơi" cho con
Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Nếu bé bú mẹ thì mẹ cần tránh những thức ăn có thể gây xì hơi cho bé, bao gồm: caffein (cola, trà, cafe và chocolate), các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, súp lơ xanh...
Chọn bình sữa
Hãy chọn những chiếc bình sữa được thiết kế nhằm hạn chế lượng không khí lọt vào bình. Một số bình có lỗ chảy sữa quá rộng và bé sẽ ăn rất nhanh. Một số bình sữa lại có lỗ chảy sữa quá nhỏ khiến bé mút sữa khó hơn; đồng thời, nuốt vào nhiều không khí hơn.
Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé
Để tránh "xì hơi" cho bé thì mẹ nên nhớ vỗ ợ hơi cho con thường xuyên. Nếu là bú bình thì sau khi bé bú hết 100ml sữa thì vỗ một lần, nếu là bú mẹ thì có thể vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú xong một bên ngực mẹ.
Có thể cho bé bú ở góc nghiêng 45o. Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé như sau:
- Bế bé lên vai: Đặt một chiếc khăn vải lên vai mẹ và đỡ bé ở tư thế thẳng, nghiêng mặt bé vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng hoặc chà sát nhẹ vào lưng của bé đễ giúp bé ợ hơi. Không vỗ quá mạnh.
- Đặt bé trong lòng mẹ: Kê một chiếc khăn vải lên lòng mẹ rồi đặt bé nằm sấp xuống. Nhẹ nhàng vỗ hoặc chà sát nhẹ vào lưng bé, giúp bé ợ hơi.
- Bé ngồi trong lòng mẹ: Giữ cho bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Dùng một tay mẹ nhẹ nhàng nâng cằm bé lên, còn tay kia thì vỗ nhẹ vào lưng bé.
Động tác đạp xe
Đặt bé nằm ngửa. Cẩn thận nắm lấy mắt cá chân của con và chuyển động đôi chân của bé như cách đi xe đạp. Phương pháp này còn giúp bé tránh được táo bón.
Mẹ phải xử trí sao khi bé bú vặt?
Mẹ đã biết 8 điều giúp trẻ ăn dặm đúng chuẩn chưa?
Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được
2
Ăn dặm kiểu Nhật và những điều có thể mẹ chưa biết
2
Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
2
Lưu ý đến sữa công thức
Không phải loại sữa công thức nào cũng phù hợp với bé. Một số sữa có chứa protein khó tiêu hóa và “xì hơi” là kết quả sau đó. Nhưng nên nhớ, nếu muốn đổi sữa cho con thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Lưu ý: Nhiều lúc, xì hơi ở bé là không thể tránh được, ngay cả khi bạn đã thử nhiều cách phòng ngừa "xì hơi" cho con. Phần lớn trường hợp, "xì hơi" là dấu hiệu bình thường, không phải nghiêm trọng. "Xì hơi" thường đi kèm với chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc thậm chí là đau bụng ở bé.
Theo Afamily
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!