Mẹ nên chuẩn bị cho bé ăn dặm như thế nào?

Dinh dưỡng cho Trẻ - 03/29/2024

Hello Bacsi -  Khi bé lớn lên, ngoài các bữa ăn chính, mẹ cần cho bé ăn dặm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường.

Bạn có thể cho con mình ăn thử ăn dặm khi bé đã được 4 cho tới 6 tháng tuổi bởi trước đó hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sàng ăn loại thực phẩm trên. Trước thời điểm ăn thức ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn có thể cung cấp tất cả calo và dinh dưỡng mà bé cần và có thể hấp thụ được.

Làm thế nào để biết con bạn đã sẵn sàng ăn thức ăn dặm?

Mỗi bé là đều có những đặc trưng riêng, tuy vậy có ba dấu hiệu rõ ràng sẽ xuất hiện để báo cho bạn biết bé đã sẵn sàng ăn thức ăn dặm.

  • Bé có thể ngồi và giữ đầu ổn định;
  • Bé có thể phối hợp mắt, tay và miệng để nhìn, nhặt và cho thức ăn vào miệng mà không cần giúp đỡ;
  • Bé có thể nuốt thức ăn. Những em bé nào vẫn chưa sẵn sàng để ăn thức ăn dặm sẽ đẩy hết thức ăn ra ngoài khỏi miệng.

Một số dấu hiệu sau rất dễ khiến các bậc cha mẹ nhầm lẫn rằng bé đã sẵn sàng ăn thức ăn dặm. Đây là những hành vi hết sức bình thường và không nhất thiết có nghĩa là bé đang đói hoặc đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thức ăn dặm:

  • Bé nhai nắm tay của mình;
  • Bé thức dậy trong đêm trong khi trước đó bé đã ngủ say;
  • Bé muốn uống thêm sữa.

Bé cần những chất dinh dưỡng nào trong giai đoạn này?

Trong những ngày đầu cai sữa, mục tiêu chính của bạn là giúp bé quen dần với việc ăn thức ăn dặm. Một khi bé quen với những cảm giác mới của thức ăn dặm, bạn hẵng nên tập trung vào cung cấp các chất dinh dưỡng mà bé cần. Những chất dinh dưỡng quan trọng cho bé bao gồm:

  • Sắt;
  • Canxi;
  • Vitamin C;
  • Vitamin A (còn được gọi là beta-carotene trong rau quả);
  • Vitamin D;
  • Axit béo omega 3.

Những gợi ý cho lần đầu ăn thử thức ăn dặm của bé

Khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên, bạn nên cho con mình ăn các loại thực phẩm sau:

Đây là một loại thực phẩm tuyệt vời dành cho những bé lần đầu tiên ăn dặm. Bơ chứa nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh. Trong bơ có chứa các loại vitamin A, C, niacin, folate cùng các khoáng chất như kali, phốt pho, sắt, magiê, canxi… Loại trái cây này mịn và sệt như kem, vậy nên hầu hết các bé đều có thể dễ dàng tiêu hóa và dung nạp tốt.

Bạn có thể chế biến bơ cho bé thưởng thức theo cách sau:

  • Gọt vỏ và loại bỏ những phần hỏng của quả bơ;
  • Cắt phần thịt bơ ra và nghiền bằng nĩa;
  • Cho thêm sữa bột, sữa mẹ hoặc nước để làm loãng hỗn hợp hoặc thêm ngũ cốc nếu muốn hỗn hợp sệt hơn.

Chuối

Chuối cũng một lựa chọn tuyệt vời khác cho những bé lần đầu tiên ăn dặm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng màng nhầy của chuối tạo ra có thể bao lấy dạ dày và giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn. Chuối có vị ngọt nên có thể giúp bé dễ làm quen hơn khi lần đầu thử thức ăn dặm. Trong chuối có chứa các loại vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, phốt pho, selenium, magiê và canxi.

Bạn có thể chế biến chuối cho bé thưởng thức theo cách sau:

  • Lột vỏ một quả chuối chín;
  • Cho chuối vào máy nghiền hoặc máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Bạn cũng có thể nghiền chuối trong bát bằng nĩa và đun trong lò vi sóng khoảng 25 giây trước khi nghiền chuối mềm và dễ nghiền hơn;
  • Thêm sữa mẹ, sữa bột hoặc nước để làm loãng hỗn hợp hoặc thêm ngũ cốc nếu muốn để làm hỗn hợp sệt lại.

Gạo lứt

Nếu bạn quyết định tự tay làm ngũ cốc cho bé thì hãy chế biến từ gạo lứt (hãy chọn loại hữu cơ nếu muốn). Ngũ cốc nguyên hạt là loại thức ăn lành mạnh và bổ dưỡng cho bé và cho cả gia đình bạn.

Bạn có thể chế biến gạo lứt cho bé thưởng thức theo cách sau:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 60 g bột gạo làm từ gạo lứt hữu cơ xay nhuyễn;
  • 250 ml nước.

Cách chế biến:

  • Đun sôi nước trong nồi, thêm bột gạo vào trong khi khuấy liên tục;
  • Đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút và khuấy liên tục. Hãy thêm sữa bột hoặc sữa mẹ và các loại trái cây nếu muốn.
  • Cho bé ăn lúc món ăn còn ấm.

Quả lê

Loại trái cây này chứa vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, phốt pho, magiê, canxi rất tốt cho sự phát triển của bé.

Bạn có thể chế biến lê cho bé thưởng thức theo cách sau:

  • Gọt vỏ và cắt thành khối để loại các hạt nhỏ trong quả ra ngoài;
  • Hấp lê trong nhiệt độ thấp cho đến khi lê mềm ra;
  • Cho lê vào máy xay sinh tố/máy nghiền và xay nhuyễn cho đến khi lê thành hỗn hợp mịn. Bạn cũng có thể chỉ cần dùng nĩa để nghiền lê thành hỗn hợp;
  • Bạn có thể thêm nước để món ăn loãng hơn. Tuy vậy, lê là loại trái cây chứa nhiều nước nên việc thêm nước không thật sự quá cần thiết. Bạn có thể trộn thêm ngũ cốc trẻ em để làm hỗn hợp sệt lại nếu cần thiết.

Khoai mỡ, khoai lang

Bạn có thể chế biến khoai mỡ, khoai lang cho bé thưởng thức theo cách sau:

  • Rửa và chọc lỗ trong khoai lang bằng nĩa. Sau đó bọc khoai lang trong giấy bạc. Lưu ý rằng bạn không cần gọt vỏ để nướng bằng lò nướng, lò vi ba;
  • Đặt vào lò 400 độ và nướng trong 30 phút hoặc cho đến khi khoai mỡ, khoai lang đủ mềm.

Hoặc bạn có thể chế biến bằng phương pháp sau:

  • Lột vỏ khoai mỡ, khoai lang và cắt thành khối nhỏ;
  • Đặt khoai mỡ, khoai lang vào chảo với một lượng nước vừa đủ để khoai mỡ, khoai lang xâm xấp nước;
  • Luộc khoai cho đến khi mềm và lưu ý kiểm tra mức nước trong nồi;
  • Bạn có thể giữ phần nước luộc còn sót lại để pha loãng hỗn hợp nếu cần;
  • Nếu bạn đã nấu chín khoai, hãy lột vỏ và cho thêm các loại nước ưa thích để thêm mùi vị cho món ăn;
  • Thêm nước hoặc sữa vào, đun tiếp trong vài phút để hỗn hợp đạt được độ mịn mỏng đều hoặc cho đến khi bạn đưa dao vào gần trung tâm và rút ra thì khoai vẫn không bám trên dao.

Trên đây là những gợi ý cho những bé bắt đầu ăn dặm. Bác có thể liên hệ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn phương pháp và món ăn dặm phù hợp cho bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!