Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Có rất nhiều bà mẹ trẻ lo lắng, không biết phải xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn. Mặc dù đây chỉ là giai đoạn trẻ còn rất nhỏ và trẻ chỉ ti sữa mẹ là chính, tuy nhiên nếu mẹ không biết cách khắc phục tình trạng trên thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều cho sự phát triển sau này của bé. Bởi 2 tháng đầu chính là thời điểm khởi đầu cho một quá trình phát triển lâu dài của bé. Các mẹ có thể tham khảo một số giải pháp để giúp trẻ bé 2 tháng tuổi cải thiện tình trạng lười ăn dưới đây.

Có rất nhiều bà mẹ trẻ lo lắng, không biết phải xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn. Mặc dù đây chỉ là giai đoạn trẻ còn rất nhỏ và trẻ chỉ ti sữa mẹ là chính, tuy nhiên nếu mẹ không biết cách khắc phục tình trạng trên thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều cho sự phát triển sau này của bé. Bởi 2 tháng đầu chính là thời điểm khởi đầu cho một quá trình phát triển lâu dài của bé. Các mẹ có thể tham khảo một số giải pháp để giúp trẻ bé 2 tháng tuổi cải thiện tình trạng lười ăn dưới đây.

Xác định nguyên nhân trẻ lười ăn

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn, thời gian trẻ ti mẹ ít hơn so với khi trẻ mới sinh và số lần ti mẹ cũng giảm hẳn. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính và thường gặp nhất dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, chất dinh dưỡng nuôi sống trẻ duy nhất là nguồn sữa mẹ, nếu chất lượng sữa bị ảnh hưởng, trẻ không hứng thú với nguồn sữa mẹ nữa sẽ dẫn đến việc trẻ ti mẹ ít đi. Trường hợp này, mẹ phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình để có thể cung cấp được chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.

Giai đoạn trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, tùy vào sự phát triển của trẻ mà nhiều trẻ có thể biết lật sớm, trong khi một số trẻ thì 3 đến 4 tháng tuổi mới có thể lật được. Khi trẻ bắt đầu lật, trẻ củng sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là lười ti mẹ, mẹ cần phải theo dõi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ở giai đoạn này để có thể đảm bảo được chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ.

Một điều nữa, các mẹ cũng cần phải lưu ý để khắc phục tình trạng lười ăn của bé, đó là tình trạng của trẻ sau khi được tiêm phòng. Trẻ sơ sinh đều phải trải qua giai đoạn tiêm phòng với đủ các loại vắc-xin để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Sau khi tiêm, rất nhiều trẻ sẽ bị hành sốt, đau nhức, trẻ thường quấy khóc, thậm chí mất ngủ và rất lười ti mẹ vì cơn đau đã chi phối trẻ rất nhiều. Mẹ cần lưu ý để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất khi trẻ tiêm vắc-xin xong.


Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn?

Giải pháp cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn

Lười ti mẹ, trẻ sẽ thiếu chất dinh dưỡng và hạn chế sự phát triển. Chưa kể trẻ sẽ sụt cân rất nhanh và ảnh hưởng đến sự phát triển ở những tháng tiếp theo. Do vậy, khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biếng ăn, mẹ phải có những giải pháp để có thể khắc phục tình trạng này ở trẻ càng sớm càng tốt.

Đối với những trẻ ti sữa mẹ, thì mẹ phải đảm bảo được lượng sữa tiết ra hằng ngày cho trẻ, đó phải là lượng sữa với đầy đủ chất dinh dưỡng và an toan tuyệt đối cho trẻ. Mẹ cũng có thể hút sữa ra ngoài và trữ đông để dành cho trẻ dùng dần. Đây cũng là một cách giúp cho lượng sữa từ mẹ tiết ra nhiều hơn.

Còn với những trường hợp bé phải bú sữa ngoài, sữa hộp thì mẹ phải chú ý đến loại sữa phù hợp với độ tuổi của con mình, các thành phần có trong sữa và nên thay đổi vị sữa nếu loại sữa đó trẻ ti ít. Các mẹ hãy cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ti sữa theo nhu cầu của trẻ. Khi thấy bé có dấu hiệu đói, tức bé sẽ khóc, đút tay vào miệng hoặc đưa cả bàn chân vào miệng thì mẹ hãy cho bé ti ngay.

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn?

Kinh nghiệm chăm con lười ăn của các bà mẹ bỉm sửa

Theo bà mẹ có nicknamewintersotana có chia sẻ trên diễn đàn webtretho.com về vấn đề bé 2 tháng tuổi lười ăn, chị em có thể tham khảo qua: Chuyện bú của bé thì cần xem lại thời gian giữa các lần bú của bé có gần nhau quá không, vì trẻ sơ sinh ăn theo nhu cầu, khi bé không đói thì có ép ăn bé cũng chẳng ăn đâu. Bé nhà mình khi nào no rồi và buồn ngủ thì giãy nảy lên, mình tưởng là đầy hơi nên cho bé ợ hơi, rồi cho bú tiếp, lại vùng vằng tiếp. Bế cô nàng lên vai, cô nàng lim dim mắt ngủ luôn. Nhưng trộm vía là bé bú nhanh gọn, mỗi lần chỉ dỗ ngủ trong vòng 5-10 phút là xong.

Thêm nữa là bé nhà mình ăn rất ít, có ngày chỉ 3 bình, mỗi bình khoảng 100-120ml, cộng thêm bú mẹ, mà bú mẹ thì tổng cộng không chắc được một bình nữa, vì mình cực kỳ ít sữa. Cô nàng toàn ngủ li bì, thời gian đó mình stress muốn khóc luôn. Nhưng lại trộm vía con lần nữa, thấy bé lên cân bình thường và mỗi tháng gần 1kg, như vậy là đạt tiêu chuẩn rồi.

Bú nhiều hay ít là tùy cơ thể mỗi bé, có bé háu ăn thì ngoài 1 tháng đã bú hơn 1 lít sữa mỗi ngày, có bé kén ăn thì chỉ khoảng 300-400ml là tối đa. Nhưng điều đó đâu có nghĩa là bé háu ăn khỏe và ngoan hơn bé kén ăn. Quan trọng là mẹ nó xem con lên cân có đều không, có đủ tiêu chuẩn không, có khỏe và ngoan không. Buổi tối bé mà chịu ngủ thẳng giấc nữa thì không có gì để mẹ nó phải lo lắng nữa cả, thậm chí mẹ nó còn phải mừng vì bé đã từ từ tự điều chỉnh giấc ngủ cho giống với người lớn rồi.

Còn theo mẹ có nicknameAutumn_thoxinh cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi lười ăn như sau: Em xin chia sẻ chút kinh nghiệm của em nhé. Nếu bé nhà các mẹ không chịu ăn như vậy, thì các mẹ nên chú ý tới bên trong miệng của bé xem lưỡi của bé có trắng không. Vì theo như các cụ nói thì đó gọi là tưa lưỡi, mà trẻ con từ 1-3 tháng tuổi rất hay gặp. Chính vì nguyên nhân này mà trẻ thường không chịu ăn hoặc không chịu ngậm ti mẹ và thường hay sặc hoặc hay chớ khi ăn nữa. Các mẹ nên chú ý lấy tưa lưỡi cho trẻ hàng ngày, mẹ cố gắng cho trẻ ăn trực tiếp từ ti mẹ chứ đừng vắt sữa ra bình như vậy là không tốt cho sự hấp thu của trẻ do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Các mẹ cũng hãy tập cho trẻ thói quen ăn theo giờ ngay từ bây giờ, vì không phải bất cứ lúc nào bạn cho trẻ ăn cũng là tốt đâu. Như vậy trẻ sẽ dần hình thành thói quen sẽ chịu ăn hơn, cũng dễ dàng cho bạn trong việc cho trẻ ăn và chăm sóc trẻ khi trẻ bắt đầu ăn dặm cho đến sau này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!