Mẹo điều trị nhiệt miệng bằng nước mía bạn đã biết chưa?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Nhiệt miệng xuất hiện thường gây nhiều phiến phức cho người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc. Có rất nhiều cách điều trị nhiệt miệng khác nhau, trong đó không thể không nói đến nước mía. Hãy cùng tìm hiểu mẹo điều trị nhiệt miệng bằng nước mía dưới đây nhé!

Nhiệt miệng xuất hiện thường gây nhiều phiến phức cho người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc. Có rất nhiều cách điều trị nhiệt miệng khác nhau, trong đó không thể không nói đến nước mía. Hãy cùng tìm hiểu mẹo điều trị nhiệt miệng bằng nước mía dưới đây nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một chứng bệnh thường gặp vào mùa hè, nguyên nhân do virus, vi khuẩn hoặc do thiếu một vài thành phần dinh dưỡng và khoáng chất trong cơ thể. Tuy là bệnh lành tính nhưng nó gây sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt.

Theo Y học cổ truyền, nhiệt miệng có thể phát sinh do gặp phải cảm nhiệt độc từ bên ngoài. Ví dụ như thời tiết nắng, nóng xâm nhập vào tỳ, vị. Hoặc có thể bệnh khởi phát do ăn uống nhiều chất béo, đồ cay, nóng. Lâu ngày đốt niêm mạc miệng, lưỡi gây nên những vết lở loét, nấm trắng, dân gian thường gọi là tưa lưỡi hay đẹn.

Mẹo điều trị nhiệt miệng bằng nước mía bạn đã biết chưa?

Nhiệt miệng bắt đầu xảy ra khi trong miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng ở niêm mạc. Kích thước của những đốm trắng này từ 1 - 2mm, sau đó chúng to dần và trở nên mọng nước. Các đốm này có thể vỡ ra và tạo thành vết loét có thể lên tới 10mm, khiến người bệnh đau đớn vô cùng. Vết loét sẽ tự lành sau 10 - 15 ngày nhưng nó có thể sẽ tái phát những đợt nhiệt miệng khác.

Mẹo điều trị nhiệt miệng bằng nước mía

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị nhiệt miệng bằng các thực phẩm từ tự nhiên mà không cần phải uống thuốc. Phổ biến và dễ chế biến nhất là uống một vài cốc bột sắn cho đến khi triệu chứng nhiệt miệng biến mất. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có bột sắn nguyên chất để sử dụng khi cần. Ngược lại, mía có sẵn quanh năm, dễ dàng mua được, nên bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị nhiệt miệng bằng nước mía một cách đơn giản, nhanh gọn.

Trong Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Chúng được dùng trong các trường hợp ho khan ít đờm, mất dịch vị do bị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát,...

Với những dược tính trên, nước mía dùng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Để chữa nhiệt hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị nhiệt miệng bằng nước mía sau:

- Cách 1: Dùng 250ml nước mía và 30g rễ cỏ tranh, đem nấu nước uống. Với cách này bạn có thể uống nhiều lần trong ngày, tùy sở thích.

- Cách 2: Dùng 250ml nước mía và 20ml nước củ cải, đem pha với nhau, uống ngày 3 lần, liên tục 3 - 5 ngày.

- Cách 3: Dùng 150ml nước mía, 250ml nước dưa hấu, đem trộn lại, uống ngày 2 lần.

- Cách 4: Dùng mía, cỏ tranh, củ năn, lượng vừa phải, đem nấu nước uống nhiều lần trong ngày, tùy sở thích.

Mẹo điều trị nhiệt miệng bằng nước mía bạn đã biết chưa?

Một số lưu ý phòng tránh nhiệt miệng

- Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đầy đủ nước đi nuôi cơ thể, miệng sẽ không bị khô

- Nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin và khoáng chất. Những chất này có nhiều trong rau, củ, quả, trái cây như cà rốt, nước cam, quýt,...

- Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.

- Không nên uống nhiều rượu, bia, thuốc lá hay những chất kích thích khác.

- Lúc bị nhiệt miệng không nên ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều axit, đồ tẩm nhiều gia vị như chanh, ớt, tiêu vì điều này sẽ khiến vết thương thêm nặng hơn.

Vào những ngày hè nóng bức, nước mía không chỉ giúp chúng ta thêm mát mẻ, sảng khoái mà còn có thể điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Do đó, bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị nhiệt miệng bằng nước mía cho riêng mình nhé!

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!