Vì thực tế, có rất nhiều nấm khuẩn chúng mình không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó ẩn náu sâu bên trong, từ đó sinh ra hàng loạt bệnh về răng miệng. Cụ thể là 6 bệnh răng miệng dưới đây.
Bạn nên dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm, như vậy sẽ tốt hơn cho răng miệng rất nhiều
1. Sưng nướu răng
Đây là một dạng viêm nướu, có người sẽ bị chảy máu thường xuyên, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến răng lung lay, hoặc rụng răng.
Cách phòng tránh tốt nhất là chăm chỉ đánh răng ngày hai lần sáng, tối; dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm. Đặc biệt, trước khi đi ngủ, để giảm sự tích tụ của nấm khuẩn, mảng bám chân răng, các bạn nên dùng nước muối súc miệng. Ngoài ra, đừng quên đi lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm.
Đừng quên đi lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm
2. Rộp miệng
Thường xảy ra ở môi hoặc xung quanh miệng, có tính truyền nhiễm rất cao, nó thường xảy ra khi cơ thể có sức đề kháng kém vì bị cảm cúm, sốt, đang trong kỳ nguyệt san. Bệnh sưng rộp có thể truyền nhiễm thông qua việc hôn, tiếp súc thân mật với người bị bệnh.
Mặc dù sưng rộp miệng chỉ mấy ngày là hết, nhưng nó sẽ khiến bạn khó chịu.
Khi bị rộp miệng, bạn có thể dùng bông thấm vaseline lên bề mặt bị rộp một cách nhẹ nhàng, cẩn thận. Ngoài ra, bạn nên tránh gió và ánh nắng mặt trời. Còn nếu bệnh có biểu hiện ngày càng nghiêm trọng, hoặc thường xuyên tái phát thì tốt nhất bạn nên đến bác sỹ để được thăm khám cụ thể.
3. Miệng loét (nhiệt)
Bất kỳ chỗ nào trong miệng đều có thể bị nhiệt tấn công. Biểu hiện của miệng nhiệt là cục nhỏ màu trắng, lồi lên, gây cảm giác đau rát.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho miệng nhiệt, như da quá nhạy cảm, viêm nhiễm, mệt mỏi, hoặc thiếu vitamin. Thông thường khoảng 1, 2 tuần sau nhiệt sẽ tự biến mất, nhưng nếu thấy thời gian dài bệnh vẫn không có chuyển biến gì, bạn nên đến gặp bác sỹ cho an toàn. Bình thường, bạn cũng đừng quên súc miệng nước muối để có thể phòng trống các bệnh răng miệng.
4. Tưa miệng
Bệnh tưa miệng là do nhiễm nấm khuẩn tạo thành các mảng trắng trên lưỡi, giống như các tầng tuyết trắng trên bề mặt lưỡi vậy.
Bệnh thường xảy ra nhiều ở má lưỡi, vòm miệng và môi. Ngoài ra, thời gian dài sử dụng thuốc kháng sinh cũng dễ bị bệnh này. Khi bệnh, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện khám răng miệng tổng thể.
Ăn táo thường xuyên cũng có tác dụng rất tốt với sức khỏe răng miệng
5. Bạch sản miệng
Đây là do phản ứng trực tiếp từ kích thích bên ngoài tác động vào miệng, như răng giả không thích hợp, thường xuyên hút thuốc, phơi nắng, đứng trước gió...
Bệnh xảy ra nhiều ở môi, lưỡi, chân răng, cuống lưỡi. Thời kỳ đầu không có biểu hiện bệnh rõ rệt. Nếu phát sinh sang loét hoặc xói mòn, sẽ có cảm giác đau đớn. Còn nếu bệnh tiếp tục xấu đi, bạch sản đột nhiên tăng và dầy lên, lúc này cần hết sức cẩn thận, đây có thể là tín hiệu của tiền ung thư.
6. Viêm lưỡi bản đồ
Là dạng viêm lành tính của lưỡi. Trên lưỡi xuất hiện các đường viền màu trắng, bên trong có màu đỏ sậm. Những gờ ngoằn ngoèo này trông giống với hình bản đồ nên được gọi là viêm lưỡi bản đồ.
Về cơ bản, bệnh này không có triệu chứng rõ rệt, không đau, không ngứa… dần dần bệnh sẽ tự biến mất, nhưng nếu thấy viêm lưỡi bản đồ lan rộng, bạn nên chú ý hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!