Misophonia: Nguyên nhân khiến bạn sợ tiếng ồn

Sơ cứu & Phòng ngừa - 12/06/2024

Chứng misophonia là gì mà lại khiến bạn khó chịu với tiếng nhai, bấm bút, gõ tay hay thậm chí là tiếng thở của người khác?

Bạn có thể đã mắc chứng misophonia nếu cảm thấy bực bội khi nghe những âm thanh bình thường như tiếng bấm bút, tiếng nhai hay tiếng nhịp chân. Vậy chứng misophonia là gì mà lại gây khó chịu tới vậy?

Bạn có bao giờ thấy khó chịu, bực bội hay sợ hãi khi nghe tiếng bấm bút lách tách, tiếng nhai chóp chép? Nếu thường xuyên có những cảm giác này, bạn hãy tìm hiểu misophonia là gì, nguyên nhân gây chứng này và các cách khắc phục.

Chứng misophonia là gì?

Misophonia là một rối loạn khiến bạn có phản ứng mạnh mẽ và tiêu cực thái quá với những âm thanh thông thường như tiếng nhai hay tiếng thở. Không ít người thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu khi phải nghe những âm thanh phiền phức hằng ngày. Thế nhưng nếu mắc chứng misophonia, bạn sẽ cảm thấy bực bội tới mức muốn la hét hay đập phá mọi thứ chỉ vì tiếng bặm môi hay bấm bút. 

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1567067149968-0'); });

Một số âm thanh cũng có thể gây khó chịu nếu bạn mắc chứng misophonia là tiếng gõ bàn phím hay tiếng gõ tay. Bạn cũng thường khó chịu với những hình ảnh đi kèm với âm thanh mình không thích cũng như các chuyển động lặp đi lặp lại. Những phản ứng về mặt thể chất và cảm xúc đối với âm thanh gây khó chịu khá giống với phản ứng của cơ thể khi gặp nguy hiểm. 

Chứng misophonia có thể xảy ra một mình hay xuất hiện cùng các vấn đề y tế khác.

Chứng misophonia phổ biến hơn ở nữ giới và một số người bắt đầu có các dấu hiệu của chứng này ở độ tuổi từ 9 – 13. Chứng rối loạn này thường xuất hiện bất ngờ và có thể không do bất kỳ sự kiện nào trong cuộc sống hàng ngày.

Chứng misophonia có thể nhẹ hoặc nặng. Những trường hợp nhẹ khi nghe âm thanh khó chịu có thể cảm thấy:

  • Lo lắng
  • Khó chịu
  • Chán ghét
  • Muốn bỏ chạy

Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể :

  • Sợ sệt
  • Giận dữ
  • Phẫn nộ
  • Đau khổ
  • Thù ghét
  • Hoảng loạn

Chứng rối loạn này có thể ảnh hưởng tới đời sống xã hội khá nhiều. Người mắc chứng misophonia thường sẽ lo lắng khi phải bước vào các tình huống có thể có các âm thanh gây khó chịu. Khi mắc chứng này, bạn có thể tránh né đi ăn ở nhà hàng hoặc thậm chí không muốn ăn chung với người nhà.

Nguyên nhân gây misophonia

Misophonia: Nguyên nhân khiến bạn sợ tiếng ồn

Các bác sĩ vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây chứng misophonia. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng nguyên nhân gây bệnh do cả thần kinh và thể chất. Có thể chứng này là do cách âm thanh tác động đến não và kích hoạt các phản ứng tự động trong cơ thể.

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra nguyên nhân gây chứng misophonia có thể do các vấn đề trong não. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết trong phần não xử lý các kích thích âm thanh và đưa ra phản ứng khi gặp nguy hiểm bị gián đoạn. Nguyên nhân gây chứng này cũng có thể do các phần não quyết định tầm quan trọng của âm thanh bạn nghe thấy.

Chứng misophonia không liên quan tới sức khỏe của tai hay thính giác nên bác sĩ có thể gặp khó khăn khi chẩn đoán. Đôi khi chứng này còn bị nhầm lẫn với chứng rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Cách khắc phục misophonia

Misophonia: Nguyên nhân khiến bạn sợ tiếng ồn

Tuy hiện chưa có cách chữa chứng misophonia nhưng bạn có thể giúp bản thân bớt khó chịu bằng các cách sau:

– Đeo nút bịt tai để hạn chế nghe phải các âm thanh khó chịu.

– Giảm bớt các âm thanh khó chịu bằng các đeo tai nghe và bật những bài hát mình thích.

– Khi phải đến những nơi công cộng như bến xe hay nhà hàng, bạn có thể chọn ngồi ở những chỗ ít ồn ào.

– Chăm sóc bản thân thật tốt bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn và ngồi thiền.

– Rời khỏi những nơi có âm thanh khó chịu nếu có thể.

– Giải thích cảm giác khó chịu với âm thanh của mình với bạn bè và người thân.

– Đến bác sĩ hay các nhà trị liệu để có cách khắc phục tình trạng tốt hơn.

Khi đã hiểu được chứng misophonia là gì, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân tốt hơn và biết cách giúp bản thân bớt khó chịu. Đời sống xã hội từ đó cũng sẽ được cải thiện khá nhiều khi cảm giác sợ âm thanh giảm đi.

Như Vũ | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • “Hội chứng cháy sạch” khiến bạn kiệt sức ở công sở
  • Hội chứng khó viết: Bạn nên làm gì khi cây bút không chịu nghe lời?
  • Hội chứng Savant: “Bệnh nan y” của các thiên tài

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!