Cách đây 2 tháng, một người phụ nữ họ Lý ở Hồ Nam, Trung Quốc đại lục đã sinh một bé trai nặng 6kg. Vốn dĩ đó là một sự việc đáng mừng, nhưng điều không ngờ là sau khi đứa trẻ chào đời, gia đình phát hiện trên bụng trái của bé có một khối u bằng ngón tay dài khoảng 5cm, phần gốc lớn hơn, bên cạnh ngón tay còn có hai bầu vú.
Theo 'Sohu News' đưa tin, bé trai chào đời vào tháng 8. Bất ngờ, người nhà phát hiện trên bụng trái của em bé có một cục u, trông giống như một bàn tay mọc lên, ai cũng phải hoảng sợ khi nhìn thấy. Cha mẹ của đứa trẻ cũng tiết lộ rằng em bé có 4 vú, bao gồm 2 vú chính và 2 vú nhỏ chồi ra.
'Tôi đã chạm vào và thấy có xương. Tôi lo lắng không biết thứ này có liên quan đến các cơ quan nội tạng hay không, và tôi sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của con tôi', cha của em bé nói với các phóng viên.
Khi đi khám bệnh tại bệnh viện địa phương, bác sĩ đề nghị gia đình chuyển bé lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Sau đó, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện hạng A số 3 ở tỉnh Hồ Nam để chữa bệnh.
Theo đánh giá của bác sĩ, em bé gặp phải tình trạng 'bào thai ký sinh', khi trẻ lớn lên, khối u này cũng tăng lên. Cha mẹ bé lo lắng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên sau khi được bác sĩ giải thích, họ đã đồng ý phẫu thuật cắt bỏ khối u cho con.
Bào thai ký sinh đã được lấy ra kịp thời
Zou Chanjuan, phó trưởng khoa phẫu thuật thai nhi và sơ sinh của bệnh viện, cho biết nếu để lại, khối u tiếp tục phát triển thì sẽ có khả năng biến dạng, nên phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.
9 giờ sáng ngày 19 tháng 10, em bé được đưa vào phòng phẫu thuật. Bác sĩ cho biết trong quá trình mổ có thể nhìn thấy ngón tay, móng tay của thai nhi ký sinh, mô sụn, chẩn đoán cuối cùng là dị dạng dính liền không đối xứng.
Bác sĩ cho biết khi mổ có thể nhìn thấy ngón và móng tay của thai nhi ký sinh, mô sụn và chẩn đoán cuối cùng là dị tật dính liền không đối xứng. May mắn thay, với sự hợp tác của đội ngũ y tế, thai nhi ký sinh trong bụng bé trai đã được gắp ra thành công, đồng thời đưa đi kiểm tra bệnh lý.
Một trường hợp khác có 'bào thai ký sinh'
Một trường hợp khác có 'bào thai ký sinh' cũng được ghi lại tại bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Vào tháng 4 năm nay, sản phụ Lý Ngư (tên đã được thay đổi) đến siêu âm trước khi sinh tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Cửu Giang. Bác sĩ tại đây phát hiện có một khối lạ trong bụng của thai nhi nên đã đề nghị người mẹ thực hiện các biện pháp theo dõi, tái khám để chẩn đoán và điều trị.
Đầu tháng 7, Lý Ngư hạ sinh thành công một bé trai khiến gia đình vô cùng hạnh phúc. Nhưng điều rắc rối là mặc dù bé trai sơ sinh bề ngoài trông khỏe mạnh, không có gì bất thường nhưng khi theo dõi liên tục tại Bệnh viện thì phát hiện khối u trong bụng bé trai ngày càng lớn lên.
Ngày 31/8, khi được 1 tháng 17 ngày tuổi, bé trai được đưa vào Khoa Ngoại Nhi của Bệnh viện Phụ nữ Thành phố để kiểm tra. Chụp CT vùng chậu, bụng trên, bụng dưới và siêu âm Doppler màu cả hai thận đều phát hiện một khối sau phúc mạc bên trái, nghi là 'thai nhi' - tức là có một thai nhi khác đang ở trong bụng của bé. Nó được gọi là 'bào thai ký sinh'. Nếu khối u trong ổ bụng của bé trai không được lấy ra kịp thời, nó sẽ ngày càng to ra và chèn ép các bộ phận xung quanh, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ba ngày sau, sau khi kiểm tra tiền phẫu cẩn thận, ê-kíp phẫu thuật nhi đã tiến hành mổ mở cho bé trai sơ sinh. Trong quá trình mổ, các bác sĩ nhận thấy các mạch máu nền của thai nhi ký sinh kết nối chặt chẽ với động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ và động mạch thận trái và tĩnh mạch, nếu bị tổn thương sẽ gây xuất huyết và nguy hiểm đến tính mạng của bé trai. Thêm vào đó, do khối lượng lớn, trẻ còn nhỏ nên ca mổ càng khó khăn hơn.
Cuối cùng, sau hơn một giờ phẫu thuật, thai nhi bị ký sinh trùng đã được gắp ra khỏi bụng cháu bé thành công.
'Bào thai ký sinh' là gì?
Theo bác sĩ, 'bào thai kí sinh' hay 'thai nhi ký sinh' là một bệnh lý hiếm gặp, trong đó một khối mô y chang một bào thai hình thành bên trong cơ thể. Hầu hết các bào thai ký sinh đều có sự phát triển đường ruột, cũng như tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, dây thần kinh và bàng quang.
Đây được coi là một dị tật bẩm sinh, trong đó một bào thai song sinh sống ký sinh trong cơ thể anh/chị em mình và lấy nguồn cung cấp dinh dưỡng trực tiếp từ vật chủ. Tuy nhiên, bệnh lý này được coi là rất hiếm và tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1/500.000.
Bào thai ký sinh không có khả năng tồn tại độc lập, nhưng nó vẫn là một mô sống trong vật chủ, và nó phát triển theo sự lớn lên của vật chủ. Tuy nhiên, biểu hiện ban đầu thường không có gì bất thường, chỉ khi thai nhi ký sinh lớn lên đến một mức độ nào đó chèn ép các mô và cơ quan lân cận như đường tiêu hóa, phổi, tiết niệu thì mới gây ra các triệu chứng tương ứng.
Các bác sĩ nhắc nhở mẹ bầu nên tránh xa bức xạ từ hạt nhân khi mang thai, giữ tâm trạng thoải mái, khám thai trước khi mang thai, nếu phát hiện những bất thường trong thai kỳ hoặc sau khi sinh con thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Giả thuyết về khối u được giải thích khi phôi thai phát triển bên trong thai nhi là một u quái với mô và các cơ quan phát triển trong đó. Một số chuyên gia cho rằng bào thai phát triển có đủ các bộ phận như mắt, bàn tay, chân, cơ quan nội tạng… là lành tính nhưng cần được loại bỏ để loại trừ những nguy hại cho đứa trẻ.
Theo Sohu, Today
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!