Mộc nhĩ ngâm lâu, cẩn thận chết người

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Mộc nhĩ còn được gọi là nấm tai mèo dùng để chế biến nhiều món ăn mang giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài công dụng làm thực phẩm, mộc nhĩ đen được dùng như một vị thuốc có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng đối với người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ không biết rằng, chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận.

Mộc nhĩ ngâm lâu, cẩn thận chết người

Chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tim, gan, thận

Ngộ độc vì ăn mộc nhĩ ngâm lâu

Mộc nhĩ sau khi thu hoạch thường được phơi khô để bảo quản. Do đó, khi sử dụng, mộc nhĩ cần được ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu. Mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Cách sử dụng mộc nhĩ an toàn

Mộc nhĩ ngâm lâu, cẩn thận chết người

Mộc nhĩ là một loại nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng

- Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, người mang thai.

- Không sử dụng mộc nhĩ tươi vì nó có chứa chất porphyrin, dễ gây viêm da, ngứa, phù nề, đau nhức, ở mức độ nặng có thể khó thở do phù nề thanh quản. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

- Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

- Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến vì chúng sẽ bị nhũn, dính, khó bảo quản, cất giữ.

- Khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng.

>> Xem thêm: Cách chọn miến, mộc nhĩ, măng khô đúng chuẩn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!