Conlon giải thích: khi muỗi đốt người, nó đã hút máu vào trong ruột của nó; tại đây, a-xít trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt HIV.
Muỗi không có khả năng làm lây truyền vi-rút HIV (Ảnh minh họa: Intenret)
Mặt khác trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn; tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi; tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp, không giống như một ống kim tiêm.
Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Colon nói rõ: 'Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình vi-rút. Vi-rút có thể tồn tại trong cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị muỗi đốt không nhiễm HIV'.
Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét và một số vi-rút gây bệnh khác, là do ký sinh trùng sốt rét và các vi-rút này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển tới tuyến nước bọt và lây nhiễm sang người bị muỗi đốt.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh HIV/AIDS
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!