Canh cua đồng
Cua đồng rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, chất béo và nhất là canxi, phốt-pho; ngoài ra còn có sắt và các vitamin B1, B2, PP... Cua có tác dụng giảm đau nhức cơ xương khớp.
Một số người thường giã cua, lọc nước uống sống trong trường hợp bị ngã, bị đòn, bị đụng dập các cơ bắp, mình mẩy đau nhức, chân tay mệt mỏi, không muốn vận động.
Mướp vị ngọt, tính bình, không độc, vừa là rau ăn lại có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, cầm máu và lợi sữa. Phụ nữ sau sinh nở ăn mướp rất lành.
Mồng tơi vị chua, không độc, tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, đau đầu do trúng nắng. Đặc biệt, lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da, làm cho mất nếp nhăn ở mặt, da mịn màng mềm mại, chống thô ráp bằng cách giã nhỏ là mồng tơi non lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi ngủ.
Rau đay vị đắng tính bình, lá rau có chất nhày, nấu ăn nhuận tràng rất tốt, thông tiểu tiện, chữa táo bón, mát gan mát ruột. Rau đay còn chữa được ho khan, lợi sữa. Phụ nữ sau sinh ăn rau đay sẽ có tỷ lệ chất béo trong sữa cao hơn các loại rau khác.
Chế biến: Cua đồng 500g, mướp hương 1 quả, nào sạch vỏ, rửa thái miếng, rau mồng tơi, rau đay mỗi thứmột ít. Lọc cua thật kỹ, đun sôi, gạt sạch sang bên cho rau và mướp vào đun chín để nguội, cho gia vị vừa đủ, canh cua ăn với cà pháo muối giòn rất hợp vị..
Canh tôm nõn nấu bầu
Tôm nõn là thực phẩm tỷ lệ đạm rất cao, nhiều canxi, được nhiều người ưa thích vì ăn không ngán, dễ tiêu hóa.
Bầu, bí đều là rau quả mát, dễ nấu, dễ ăn về mùa Hè, lợi niệu lại nhuận tràng.
Chế biến: Tôm khô rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút cho mềm, nấu sôi, bỏ bầu, bí (băm bỏ hoặc sắt miếng nhỏ) vào, nêm gia vị, nấu sôi là được.
Canh khổ qua thịt nạc
Nguyên liệu gồm: Khổ qua 250g, thịt nạc 100g, gia vị.
Khổ qua bỏ hột, thái lát; thịt nạc thái lát, cùng khổ qua đem hầm đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Canh này có tác dụng thanh nhiệt chống say nắng, giải độc sáng mắt.
Canh rau ngót thịt heo
Rau ngót vừa bổ dưỡng lại giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc. Phụ nữ sau sinh và người ốm dậy ăn canh rau ngót rất tốt. Thịt heo (loại thăn tươi) có thành phần dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, chất béo và chất đường. Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất và các vitamin.
Thịt heo giúp cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ, nhất là não bộ.
Chế biến: Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò qua cho mềm; thịt băm nhỏ, xào chín, cho nước vào đun sôi (tùy lượng người ăn) cho rau vào nêm gia vị vừa đủ.
Trong dân gian còn dùng lá rau ngót để chữa sót nhau cho sản phụ và tưa lưỡi ở trẻ em. Dùng là non, giã nhỏ, lấy nước cốt thấm vào bông đánh nhẹ trên lưỡi cho trẻ. Cũng lá rau giã uống sống sau 15 phút nhau sẽ bong.
Canh mướp thịt nạc
Nguyên liệu gồm: mướp 250g, thịt nạc 50g, các gia vị hành, gừng, bột nêm...
Mướp gọt bỏ vỏ, cắt lát hình xéo, thịt nạc thái lát. Nấu nước sôi, cho thịt vào trước, sau đó đến mướp, nấu với lửa nhỏ đến khi thịt mềm, nêm nếm gia vị. Có tác dụng thanh nhiệt, mát máu giải độc, đạt hiệu quả tốt với các chứng nhiệt như phiền khát.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!