Mono bào thực chất là một loại tế bào bạch cầu, tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm phần trăm mono bào tăng nhanh hay chậm mà sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về bạch cầu mono trong xét nghiệm máu và người bệnh có khả năng mắc bệnh gì khi mono tăng hay giảm, các bạn có thể theo dõi thêm thông qua những thông tin được chia sẻ bên dưới.
Những điều cần biết về bạch cầu mono
Bạch cầu mono là một loại tế bào bạch cầu có trong cơ thể con người. Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Bạch cầu trong suốt là một thành phần không thể thiếu của hệ miễn dịch, ngoại trừ máu thì lượng bạch cầu này được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.
Riêng với hàm lượng bạch cầu mono có thời gian lưu hành trong máu ngắn, kéo dài không quá 20 giờ. Sau đó sẽ xuyên mạch vào tổ chức. Tại tổ chức chúng sẽ tăng kích thước và trở thành đại thực bào tổ chức.
Ở dạng này chúng có thể sống hàng tháng, thậm chí hàng năm và chúng có khả năng chống tác nhân gây bệnh rất mãnh liệt. Cơ thể con ngườ gồm 3 nhóm bạch cầu chính, được phân loại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hình dáng, cấu trúc...
+ Bạch cầu hạt: Có ba loại bạch cầu hạt là bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan. Được phân loại dựa vào cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm là chủ yếu.
+ Tế bào lympho: Trong máu có ba loại lymphocyte: Tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên. Đây là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch và rất phổ biến trong hệ bạch huyết.
+ Bạch cầu đơn nhân: Bạch cầu đơn nhân trong máu khi trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào, tại các mô khác nhau của cơ thể.
Mono trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?
Chỉ số bạch cầu mono trong xét nghiệm máu thường thay đổi tùy theo bệnh, bị ảnh hưởng bởi việc dùng thuốc và một số bệnh lý khác kèm theo trước khi thực hiện xét nghiệm. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ kết luận chỉ số này tăng cao do bệnh gì, còn tùy thuộc vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nữa.
Vì mono bào, chính là 1 loại tế bào bạch cầu nên khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy phần trăm mono bào tăng nhẹ đơn độc. Nhưng tất cả các chỉ số khác đều bình thường, trong đó tính cả tổng số lượng bạch cầu, số lượng tuyệt đối của mono bào... Thì điều này chưa mang lại kết quả chuẩn xác, chưa báo hiệu bệnh lý bất thường, nên theo dõi thêm và có thể kiểm tra lại xét nghiệm máu khoảng 3-6 tháng sau. Tuy nhiên, nếu phần trăm mono bào tăng nhiều, số lượng tuyệt đối của mono bào cũng tăng thì là biểu hiện của bệnh lý. Đó có thể là do người bệnh đang gặp vấn đề về viêm nhiễm, bệnh lý tăng sinh của máu... cần kết hợp với khám lâm sàng cùng các xét nghiệm khác mới kết luận được chính xác nhất.
Bạch cầu tăng cao có phải là dấu hiệu của bệnh?
Bạch cầu giảm trong trường hợp nào?
Bạn có biết quy trình xét nghiệm sùi mào gà tốt nhất hiện nay không?
Chi phí xét nghiệm trước khi mang thai
Phụ nữ mới mang thai không nên bỏ qua các xét nghiệm này
Kết quả mono trong xét nghiệm máu
Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thực – Bệnh viện Medlatec thì chỉ số bạch cầu mono bào gọi là bình thường thì sẽ ở mức từ 4 – 8.0%, nếu kết quả xét nghiệm cho lượng mono bào lớn hơn 8.0% chứng tỏ hàm lượng mono bào tăng và ngược lại.
Khi kết quản xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu mono tăng, sẽ thể hiện một số bệnh lý thường gặp phải như: Bệnh do virus (cúm, quai bị, viêm gan); một số bệnh nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao); sốt rét; bệnh chất tạo keo; chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng hay một số bệnh ác tính khác (đường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono...).
BS. Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa cũng cho biết thêm, khi thực hiện xét nghiệm máu mà có phần trăm bạch cầu mono tăng, thì đó là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan như đã nói. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tổng số lượng bạch cầu (WBC) của bệnh nhân như thế nào, nếu số lượng bạch cầu trong giới hạn bình thường và không kèm theo triệu chứng gì khác thì chứng tỏ chưa có kết luận nào về ý nghĩa của mono trong xét nghiệm máu.
Còn nếu như trường hợp phần trăm bạch cầu mono giảm, thì khả năng bệnh nhân đang mắc phải suy giảm miễn dịch, bệnh nhiễm kí sinh trùng, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, rối loạn sinh tủy, suy tủy... là rất cao. (Nguồn: diendan.songkhoe.vn)
Xem thêm
Xét nghiệm công thức máu là gì?
Xét nghiệm sinh hoá máu
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!