Sống ở đời, ắt sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều
Tác giả nổi tiếng người Áo Stefan Zweig: 'Một người khi còn trẻ, luôn sẽ chỉ nghĩ rằng bệnh tật và tử thần sẽ chỉ tới thăm người khác.'
Chỉ khi cơ thể phát ra tín hiệu cầu cứu, chúng ta mới bàng hoàng phát hiện ra khoảng cách tới với tử thần chỉ còn là một bước mong manh.
Trông thấy rất nhiều những trường hợp đột tử được đưa tin trên mạng, chính bản thân chúng ta nhiều khi cũng không ý thức được rằng mình cũng từng bị thần chết vỗ qua vai.
Sức khỏe mất mát, thần chết ghé thăm, những thứ này sẽ không bao giờ vì bạn không muốn hay không thỏa hiệp mà lùi bước.
Làm việc quá sức trong thời gian dài, lịch sinh hoạt không đều đặn và tất cả những thói quen xấu khác sẽ khiến chúng ta phải đối mặt với tử thần bất cứ lúc nào.
Khiến người trung niên sợ, chỉ cần một lần đổ bệnh là đủ
Triết học gia người Đức Arthur Schopenhauer nói: 'Sai lầm lớn nhất mà con người hay phạm phải đó là lấy sức khỏe ra để đổi lấy vật chất bên ngoài.'
Người trưởng thành giống như ngọn nến hai đầu, một đầu kiếm tiền nuôi gia đình, một đầu là trụ cột tinh thần của cả nhà, đừng nói bạn không sợ chết, đáng sợ hơn cả chết đó là bạn không còn khả năng để thực hiện trách nhiệm của một người cha, người chồng, người con.
Trong một chương trình phỏng vấn cuối năm ngoái, Lưu Đức Hoa, 57 tuổi, diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông đã chia sẻ rằng hiện tại mình cái gì cũng sợ, điều này khiến nhiều người rất ngạc nhiên.
Lưu Đức Hoa của thời niên thiếu, cái gì cũng không sợ, còn được người trong giới showbiz đặt cho biệt danh là 'tam lang liều mạng'.
Khi quay 'Đầu danh trạng', Lưu Đức Hoa ngã từ trên ngựa xuống, suýt nữa thì mất mạng.
Sau đó quay cảnh kéo dây xích, ngón tay út đã luồn vào khe hở của dây xích và bị gãy, hiện vẫn bị cong.
Khi quay 'Thất cô', vì muốn cho ra cảnh quay chân thực nhất, mặt của Lưu Đức Hoa bị diễn viên quần chúng tạt xưng đỏ hết lên.
Lúc quay 'Bão lửa', bất kể là nhảy lầu hay tông xe, độ khó cao tới đâu, những động tác nguy hiểm tới đâu, Lưu Đức Hoa cũng tự mình quay, không cần thế thân…
Cái danh 'Thiên Vương' của Lưu Đức Hoa là anh dùng chính mạng mình để đổi lại, nhưng giờ đây, ở độ tuổi gần 60, anh lại nói mình 'sợ rồi'.
Khi được MC hỏi: 'Anh sợ cái gì?'
Lưu Đức Hoa không ngần ngại trả lời: 'Nhà'.
Một từ ngắn gọn, nhưng nói lên được tất cả, trời không sợ đất không sợ, nhưng một người trung niên lại vì 'người nhà' mà nhận rằng mình 'sợ'.
Gia đình, hai chữ này chính là trách nhiệm mà bạn phải gánh cả đời.
Chỉ khi bạn trân trọng sức khỏe của mình, khi bạn bảo vệ tốt cơ thể của mình, trụ cột của gia đình mới không đổ, người thân mới có chỗ dựa vững chắc.
Nhiều khi, cái bạn gọi là 'cố gắng hết mình', thực ra, không đáng một xu
Hàng xóm của tôi, L., gần đây vì một dự án lớn mà vô cùng nỗ lực, làm việc quá độ cộng với việc hay uống rượu hút thuốc nên anh ấy bị bệnh trĩ tới mức nặng.
Bản thân anh cũng sợ, nhưng hợp đồng vẫn chưa kí được, nên anh không thể bỏ, anh quyết tâm làm tới cùng, cần thức khuya vẫn thức khuya, cần uống rượu vẫn phải đi uống với khách hàng, nửa tháng trôi qua, cuối cùng anh cũng kí được hợp đồng.
Vợ của L. tức giận, mang con về nhà mẹ, trước khi đi còn buông lại một câu: 'Mang tiền của anh đi mà chữa bệnh đi.'
Khi bạn cảm thấy bản thân đang nỗ lực hết mình, cũng chẳng sung sướng gì, bạn đã bao giờ nghĩ tới việc người nhà cũng vì bạn mà ngày đêm lo lắng?
Người già, trẻ nhỏ, nếu bạn ngã xuống, ai chăm bạn? Nếu bạn bệnh nặng ra đó, ai trả tiền viện phí đắt đỏ cho bạn?
Người trung niên thực sự có ý thức trách nhiệm với gia đình, nên học cách tiếp nhận lời khuyên bảo từ thân; sức khỏe, không chỉ là vốn liếng của cách mạng, mà còn là nền tảng giúp gia đình luôn hạnh phúc.
Trong bộ phim tài liệu mang tên 'Sinh tử môn', hình ảnh người mẹ trẻ mắc bệnh ung thư trìu mến nhìn đứa con thơ của mình lần cuối, lòng đau như cắt, khiến không ít người xót xa.
Mất đi mẹ, cuộc đời của đứa bé sau này sẽ thiếu thốn và vất vả tới nhường nào! Không phải ba mẹ nào cũng muốn che mưa chắn gió, gánh lấy hết nhọc nhằn cho con cái ư? Nhưng giờ đây, chính họ lại là người tạo ra những điều đó cho con cái của chính mình!
Thứ quý giá nhất mà ba mẹ dành cho con cái chính là sức khỏe của bạn, tôn trọng sức khỏe của mình, biết sợ hãi trước sức khỏe của mình, cũng là một trong những trách nhiệm mà ba mẹ dành cho con cái.
Nhà thơ người Israel, Yehuda Amichai trong cuốn 'Đời người' có viết:
'Đời người, không có đủ thời gian để đi hoàn thành mọi thứ.
Không đủ không gian để tiếp nạp mọi ham muốn và khát khao.'
Sống ở đời, thứ phấn đấu tới cùng chính là sức khỏe, giống như đường chạy marathon vậy, người xông tới đích trước, người đó là kẻ chiến thắng.
Tuyệt đối đừng hao mòn hết sức khỏe của mình ở nửa đường chạy trước, để rồi cạn kiệt năng lượng và phải bỏ cuộc giữa chừng.
T., 36 tuổi từng chia sẻ trải nghiệm bị bệnh ung thư của mình.
Một người phúc lớn mạng lớn như cô cuối cùng đã biết thế nào là sợ, biết cúi đầu trước cơ thể, không còn 'cố' nữa.
Sau khi làm xong phẫu thuật, cô thay đổi hết mọi thói quen xấu trước đó của mình, không cần bác sỹ ép, không cần người nhà giục, mỗi ngày cô đều dậy sớm ngủ sớm, thể dục 1 tiếng, đọc sách một tiếng, ngồi thiền 1 tiếng…
Cô ấy nói: 'Bệnh tật là 'hạt giống tâm hồn' tốt nhất, suýt bị tử thần đem đi chính là bài học nhớ đời nhất.'
T. là một người vô cùng may mắn, vận mệnh cho cô ấy cơ hội tỉnh lại lần nữa, nhưng nhiều người khác lại không được như vậy, một khi đã bị tử thần nhắm đến thì không khác nào bị phạt 2 thẻ vàng và phải lập tức rời sân.
Sống ở đời, thứ theo đuổi quả thực có quá nhiều, bạn không thể nào gom hết chúng vào một cái túi, ngoài Doraemon ra thì làm gì có ai sở hữu chiếc túi thần? Học cách chọn lọc và buông bỏ là bài học mà ai cũng nên học.
Sống ở đời, ắt sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều, vì vậy, khi có thời gian, hãy ở bên gia đình, đem tiền để đi ăn chơi nhậu nhẹt đưa ba mẹ, vợ con đi đây đi đó.
Đừng liều mình vì nhà lầu xe hơi, tới một độ tuổi nhất định nào đó rồi bạn mới ngộ ra được rằng, hạnh phúc thực sự, thực ra chỉ đơn giản là được quay quần hạnh phúc bên người nhà.
Một doanh nhân từng nói:
'Tôi dùng 10 năm để làm những điều bạn hoàn thành trong 5 năm và 20 năm để làm những điều bạn hoàn thành trong 10 năm.
Nếu làm vậy mà vẫn không ra đâu vào với đâu, vậy thì tôi sẽ giữ gìn sức khỏe, giữ tinh thần luôn thoải mái, tới 80 tuổi, lần lượt tiễn các bạn ra đi rồi tôi lại tính tiếp.'
Câu nói này khiến rất nhiều người thở dài sau khi đã cười thật đã, suy cho cùng thì thứ hỗ trợ cho hạnh phúc cả cuộc đời chúng ta, chính là sức khỏe.
Đừng lấy sức khỏe và tính mạng ra để đặt cược cho những thứ chưa biết, biết 'cúi đầu' trước cơ thể, trước sức khỏe, mới là khởi đầu của thành công.
Bất kể khi nào cũng đều phải nhớ: Cơ thể của bạn không chỉ của riêng bạn, mà còn là hạnh phúc của cả một gia đình.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!