Một số thuốc theo toa giúp bạn bỏ thuốc lá

Tâm lý - 04/19/2024

Những loại thuốc này chỉ được bác sĩ cho phép kê toa và không được khuyên dùng đối với người hút thuốc là phụ nữ mang thai, thiếu niên hoặc những ai hút thuốc ít hơn 10 điếu mỗi ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc theo toa nhằm giúp người hút thuốc từ bỏ thói …

Những loại thuốc này chỉ được bác sĩ cho phép kê toa và không được khuyên dùng đối với người hút thuốc là phụ nữ mang thai, thiếu niên hoặc những ai hút thuốc ít hơn 10 điếu mỗi ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc theo toa nhằm giúp người hút thuốc từ bỏ thói quen xấu này. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng các loại thuốc giúp cai thuốc lá. Dưới đây là những loại thuốc phổ biến trong điều trị nghiện thuốc lá:

Nortriptyline

Đây là một loại thuốc cũ thường dùng để chống trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy khi để một nhóm người hút thuốc sử dụng Nortriptyline, họ có khả năng bỏ thuốc cao gấp đôi so với nhóm không dùng.

Một số người phải chịu các tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng nhịp tim, mờ mắt, gặp khó khăn khi đi tiểu, khô miệng, táo bón, tăng hoặc sụt cân và hạ huyết áp khi họ đứng dậy. Nortriptyline có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể và người bệnh không thể dùng chung với các loại thuốc khác.

Nếu bác sĩ quyết định cho bạn sử dụng nortriptyline, hãy chắc chắn rằng bác sĩ biết chính xác những loại thuốc hiện tại bạn đang điều trị trước khi tiến hành sử dụng thuốc này. Ngoài ra, hãy đảm bảo việc bạn biết cách sử dụng và giảm dần liều lượng một khi bạn nghĩ mình cai thuốc thành công. Liều dùng nortriptyline phải được giảm dần dần, vì nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, rất có nguy cơ bạn sẽ mắc phải những triệu chứng nghiêm trọng. Thuốc phải được sử dụng thận trọng đối với những người mắc các bệnh về tim.

Clonidine

Clonidine là một dạng thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp. Khi cloidine được sử dụng như một loại thuốc cai nghiện thuốc lá, chúng thường được dùng theo dạng viên 2 lần/ngày hoặc ở dạng đắp ngoài da 1 lần/tuần. Theo một nghiên cứu về nhóm người nghiện thuốc lá đã thất bại sau nhiều nỗ lực cai nghiện, nhóm người này tăng gấp đôi khả năng từ bỏ thuốc lá thành công.

Nếu có dự định sử dụng cloidine, hãy chắc chắn rằng bác sĩ và dược sĩ của bạn biết chính xác những loại thuốc khác mà bạn đang dùng trước khi bạn bắt đầu tiến hành điều trị. Những tác dụng phụ phổ biến nhất từ cloidine thông thường là táo bón, chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường. Rất hiếm trường hợp xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như dị ứng, nhịp tim chậm, huyết áp quá thấp hoặc quá cao. Bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp khi bạn đang trong giai đoạn điều trị bằng thuốc. Cloidine có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.

Khi sử dụng cloidine, không nên ngưng dùng thuốc đột ngột. Liều dùng cần phải được giảm dần trong 2 – 4 ngày nhằm ngăn chặn các phản ứng phụ như gia tăng huyết áp, tâm lý lo âu, lú lẫn hoặc sợ hãi.

Các loại thuốc đang được nghiên cứu giúp cai thuốc

Những loại thuốc khác dùng theo dạng viên chặng hạn như naltrexone vẫn đang được nghiên cứu. Naltrexone có thể được dùng chung với các loại thuốc khác (chẳng hạn như bupropion và NRT) nhằm xác định thuốc có khả năng làm giảm cơn nghiện thuốc lá ở bệnh nhân hay không. Tuy nhiên, các phân tích mới nhất về những nghiên cứu này cho rằng việc này không đem lại hiệu quả.

Có một loại thuốc với tên gọi cytisine đã được thử nghiệm tại Ba Lan gần đây với khả năng giúp người hút thuốc từ bỏ dần dần. Khoảng 8% người hút thuốc không còn giữ thói quen này trong một năm.

Ngoài ra, các vắc xin chống hút thuốc vẫn đang được thử nghiệm và bệnh nhân cần phải tiêm nhiều lần để điều trị dứt điểm.

Các thử nghiệm về những phương pháp điều trị mới hứa hẹn sẽ đem lại kết quả cho người muốn cai nghiện thuốc lá. Cho đến nay, các loại thuốc này có vẻ an toàn, nhưng cần phải tiến hành nghiên cứu nhằm để biết chính xác được khả năng điều trị của thuốc trước khi có phê duyệt và cho tiến hành điều trị. Những nghiên cứu nêu trên vẫn đang được thực hiện trong giai đoạn này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Những thắc mắc, lo âu về liệu pháp thay thế nicotine

16 phương pháp tự nhiên giúp bạn cai thuốc lá nhanh chóng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!