Bất kỳ ai cũng nên biết bệnh để phòng ngừa và chữa trị kịp thời, tránh ung thư phải tìm đến bạn.
Một trường hợp bị mụn cóc phẳng
Nói về các bệnh ngoài da, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bệnh mụn trứng cá hoặc viêm da. Có một bệnh phổ biến nhưng rất nhiều người không biết, đó là bệnh mụn cóc phẳng (khác với mụn cóc lồi).
Đây là một căn bệnh độc tính ngoài da do vi-rút, được gây ra bởi vi-rút gây nhiễm trùng da HPV3, HPV5, vi-rút papilloma –sùi mào gà.
Biểu hiện bên ngoài của bệnh là ngoài da mọc lên những hạt bệnh phân tán, mềm mại, đầu trơn tru, có thể nổi ánh sáng bóng.
Mỗi điểm bệnh thường to bằng hạt đậu xanh, cũng có điểm mọc gộp thành 1 đốm to, màu nâu sáng, bề mặt phẳng, nổi lên trên nền da rõ ràng.
Đây là căn bệnh một khi đã mắc sẽ gây ra những tác hại và phiền toái lớn cho người bệnh. Làm cho người bệnh mất tự tin, nếu xuất hiện trên khuôn mặt sẽ gây mất thẩm mĩ.
Bệnh phát sinh chủ yếu ở những người trẻ tuổi và thường tiến triển nhiều lên, nguy hiểm nhất là có nguy cơ gây ra ung thư tạo ra cho người bệnh tâm lý sợ hãi.
Vì vậy, để điều trị mụn cóc phẳng, bạn cần phải thiết lập một sự hiểu biết đúng đắn về nguyên nhân gây bệnh, chủ động ứng phó, nắm bắt thời điểm tốt nhất để điều trị, tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bệnh mụn cóc phẳng mọc ở mặt gây mất thẩm mĩ
Những nguyên nhân gây ra bệnh mụn cóc phẳng
1. Truyền nhiễm:
Đây là loại bệnh dễ lây lan, khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh có thể ngay lập tức bị truyền bệnh, nhiễm trùng và mắc bệnh.
Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên vì sự va chạm thường xuyên với người khác cùng với sự thiếu cảnh giác của lứa tuổi này.
Ngoài lây bệnh trực tiếp từ người này sang người khác, bệnh còn có thể lây nhiễm qua trung gian như đồ đạc sử dụng chung hàng ngày.
2. Nhiễm vi-rút:
Mụn cóc phẳng có thể tự nhiên phát sinh trong cơ thể do nhiễm vi-rút HPV. Bệnh nhân là những người tự nhiên phát hiện thấy mình bị bệnh mà không biết nguyên nhân gây bệnh.
3. Khả năng miễn dịch:
Bệnh mụn cóc phẳng mọc ở tay gây ngứa ngáy, khó chịu
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh mụn cóc phẳng. Chính vì vậy, đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ em và thanh thiếu niên có thể trạng yếu.
4. Gãi ngoài da
Mụn cóc phẳng là một bệnh ngoài da phổ biến. Khi bạn bị trầy xước da mà không chú ý các biện pháp bảo vệ và chăm sóc vết thương da sẽ gây ra mụn cóc phẳng.
Thường xuyên gãi ngoài da, đến một mức độ nhất định sẽ gây kích ứng da, tạo ra nhiễm trùng da. Kéo dài thói quen này theo thời gian sẽ dẫn đến mắc bệnh.
Sau khi đã biết nguyên nhân gây bệnh, chúng ta cần quan tâm hơn đến sức khỏe của da và chú ý phòng ngừa bệnh một cách triệt để.
Chúng ta cũng đã biết sự nguy hiểm của mụn cóc phẳng gây ra đối với sức khỏe và thẩm mĩ, thậm chí có thể là nguyên nhân khởi phát gây ra ung thư.
Cách phòng ngừa bệnh mụn cóc phẳng
Để ngăn ngừa bệnh phát sinh và lan truyền, các bác sĩ da liễu khuyên chúng ta cần chú ý cách phòng ngừa cẩn thận.
1. Chú ý làm sạch môi trường sống
Để không phát tán và gây lây nhiễm bệnh, chúng ta cần phải phát triển thói quen vệ sinh sức khỏe tốt.
Đặc biệt ở những bệnh nhân đã bị mắc bệnh, cần phải thường xuyên khử trùng quần áo, dụng cụ liên quan trực tiếp đến da cần dùng và rửa riêng biệt, tránh lây nhiễm chéo.
2. Chú ý đến chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn để đảm bảo sự trao đổi chất tốt nhất cho cơ thể. Duy trì đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng cho da.
Nếu bị bệnh lại càng phải quan tâm đến dinh dưỡng để giúp da nhanh chóng phục hồi.
3. Tránh tắm nơi công cộng không đảm bảo vệ sinh
Bể tắm công cộng thường là nơi có nhiều nguy cơ gây lây nhiễm các bệnh về da. Việc sử dụng chung dép trong phòng tắm, khăn tắm hoặc những dụng cụ khác có thể là nguyên nhân gây lây bệnh.
Các vi khuẩn từ da của người này sẽ lập tức lây sang da người khác và truyền bệnh nhanh chóng.
4. Cố gắng tránh làm tổn thương da
Muốn phòng tránh bệnh mụn cóc phẳng thì điều đầu tiên bạn phải học cách bảo vệ da, tránh chấn thương làm tổn thương ngoài da.
Nếu da có vết thương hở, ngay lập tức phải vệ sinh đúng cách để ngăn chặn vi-rút tận dụng cơ hội xâm nhập vào bên trong.
Tăng cường sức đề kháng
Trong khi điều trị bệnh, cần phải luôn giữ ấm và nâng cao sức để kháng của bản thân.
Khi sức đề kháng của cơ thể thấp, bạn cần phải tăng cường tập thể dục, nâng cao thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch.
5. Không được gãi
Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu, gãi nhiều sẽ làm bệnh lây lan rộng
Khi bạn đã mắc bệnh, cơ thể sẽ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, dù ngứa thế nào cũng cấm không được gãi.
Gãi chính là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn. Những vết mụn sẽ bám vào móng tay, lây từ chỗ này sang chỗ khác, thậm chí gãi đến đâu, lây đến đó.
Lượng vi-rút của bệnh mụn cóc phẳng hoạt động vô cùng mạnh, chỉ cần có vết thương hở là ngay lập tức chúng sẽ xâm nhập vào, cấy bệnh vào da và sinh ra nốt bệnh mới.
Để phòng ngừa bệnh mụn cóc phẳng, chúng ta cần phải thực hiện liên tục và kịp thời. Việc điều trị mụn cóc phẳng là việc khá khó khăn và mất thời gian.
Vì thế, phải lấy nhiệm vụ phòng ngừa sinh bệnh là ưu tiên hàng đầu, loại bỏ cơ hội lây truyền của bệnh vào cơ thể.
>> Xem thêm: Mụn cóc: Những điều bạn nên biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!