Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

Giới tính - 04/24/2024

Với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản - Phụ khoa, Th.S, BS Tạ Việt Cường đã có những chia sẻ chân thực về nghề của anh, một nghề có nhiều đặc thù riêng biệt.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

Thạc sĩ (Th.S), Bác sĩ (BS) Tạ Việt Cường (sinh năm 1983) hiện đang giữ chức Phó giám đốc Trung tâm khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (PSHN) cơ sở 2, là một người đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Sản - Phụ khoa.

Trong quá trình gắn bó với nghề của BS Cường có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa, thú vị. Đó là những cảm xúc về lần đầu đỡ đẻ, tự tay đỡ đẻ cho vợ, những ánh mắt ngượng ngùng của sản phụ khi gặp bác sĩ nam… và rất nhiều câu chuyện bên lề một ca sinh mà chắc hẳn rất nhiều người muốn biết.

Lần đầu tham gia đỡ đẻ rất bình tĩnh, nhưng ngạc nhiên khi thấy em bé ra đời

Mặc dù sinh trưởng trong một gia đình có ông ngoại và mẹ đều bác sĩ Sản khoa nhưng BS Cường không nghĩ đến việc mình sẽ theo ngành này, anh dự định sẽ thi một trường khối A.

Đến giữa năm học lớp 11, BS Cường bỗng dưng lại muốn theo nghiệp của mẹ, có lẽ do nhiều lần chứng kiến các cô, các bác đến tận nhà để nói lời cảm ơn mẹ mình vì đã giúp họ vượt cạn thành công nên anh cảm nhận được đây là một nghề cao quý.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

Là một người công tác trong lĩnh vực này nên hơn ai hết, mẹ của BS Cường thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nghề. Vì vậy khi nghe con bày tỏ muốn nối nghiệp mẹ, bà cũng trăn trở, suy nghĩ nhiều vì Sản - Phụ khoa là một ngành nhiều vất vả, nguy cơ. Bác sĩ cần phải biết cách làm sao để đảm bảo an toàn cho sản phụ, cho em bé và an toàn cho chính bản thân mình. Đặc biệt, những biến chứng sản khoa xảy ra rất cấp tính, có những tai biến không thể nào báo trước được.

Sau khi suy nghĩ và lắng nghe cả những lời khuyên của mẹ, BS Cường vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Ước mơ trở thành hiện thực, BS Cường tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội, sau đó anh công tác tại Bệnh viện PSHN.

Năm 2017, BS Cường được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Trung tâm khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện PSHN cơ sở 2. Công việc chính hiện tại của anh là khám Sản khoa, Phụ khoa, thẩm mỹ, phục hồi tầng sinh môn, thực hiện đỡ đẻ cho sản phụ tại Bệnh viện PSHN cơ sở 1 và các công việc quản lý ở cơ sở 2.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

Không còn nhớ kỹ về lần đầu tiên đỡ đẻ của mình ra sao nhưng trong tâm trí của BS Cường vẫn còn ghi lại nhiều kỷ niệm: 'Sau khi ra trường được khoảng 2 tháng thì tôi bắt đầu đi học việc tại Bệnh viện PSHN. Về ca làm đầu tiên thì không phải ngay lập tức mình sẽ được đỡ đẻ luôn mà là được phân công làm từng phần. Thời điểm mới học việc, khi tôi đỡ đẻ thì sẽ có một bác sĩ khác đứng ngay cạnh, nếu như mình thấy khó quá, không làm được thì bác sĩ đó hỗ trợ.

Nếu nói về ấn tượng lớn nhất thì đó là việc lần đầu trực tiếp nhìn thấy bác sĩ đỡ đẻ, đưa em bé ra đời. Bởi thời đó chưa có nhiều hình ảnh, clip như bây giờ nên chúng tôi không có cơ hội được xem nhiều.

Đến khi trực tiếp nhìn thì mới thấy bất ngờ, vi diệu, không hiểu vì sao âm đạo lại có thể giãn ra được như vậy để cho em bé chui ra. Và em bé không phải tự nhiên nó có thể chui ra nhẹ nhàng mà người mẹ phải dùng hết sức lực của mình để rặn, hỗ trợ đưa em bé ra ngoài, cực kỳ khó khăn chứ không phải đơn giản'.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

BS Cường hiện là Phó Giám đốc Trung tâm khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện PSHN cơ sở 2.

Mới ra trường, còn trẻ trung và bắt đầu học việc trong một ngành có phần nhạy cảm nhưng BS Cường cho biết anh không cảm thấy ngượng ngùng dù có sản phụ xấu hổ khi nhìn thấy BS nam. Bởi với anh, khi đã khoác chiếc áo blouse trên người thì bản thân đã ở một tâm thế khác, tâm thế là một người bác sĩ, chữa bệnh, giúp đỡ bệnh nhân chứ không phải là tâm thế như một người đàn ông nữa.

'Ngay cả bệnh nhân có những người ban đầu gặp tôi họ cũng ngại nhưng sau đó thì chẳng còn sự ngại ngùng nào nữa. Khi có vấn đề thì nhắn tin hỏi, thậm chí các bạn ở xa còn chụp ảnh tế nhị gửi cho tôi nhờ xem giúp có sao không? Đã vào làm việc thì đó là nghề của mình, không còn giống như ở ngoài xã hội nữa nên cũng chẳng có cái gì cả' - BS Cường tiết lộ.

Hơn 13 năm trong nghề, BS Cường cũng gặp không ít ca sinh đáng nhớ. Trong đó có ca sinh của một sản phụ mà chị nhất định không cho bác sĩ khám, kể cả là bác sĩ nam hay bác sĩ nữ, trưởng khoa, phó khoa. Bác sĩ muốn khám là sản phụ lại giãy nảy lên và kêu đau. Đến khi tử cung đã mở hết, sản phụ không chịu rặn cho em bé ra mà chỉ nằm kêu, tất cả chỉ là nằm kêu chứ không chịu làm gì hết.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

Sản phụ còn không hợp tác cho việc gây tê, gây mê để mổ đẻ. Sau đó các bác sĩ chuyển sản phụ sang phòng mổ nhưng cũng không mổ được vì em bé đã lọt qua khung chậu. Lúc này ê-kíp các bác sỹ đành phải gây mê cho sản phụ và rất khó khăn mới đưa được em bé ra ngoài an toàn. Nếu không xử trí nhanh và quyết đoán thì em bé sẽ bị ngạt, gay go to. May mắn là mọi chuyện sau đó diễn ra suôn sẻ.

Đỡ đẻ cho vợ cũng thấy bình thường như bao ca khác, mặc áo blouse vào là chỉ nghĩ đến công việc, không nghĩ điều gì khác

Nếu như nhiều ông bố thường vỡ òa hạnh phúc khi nhìn thấy con chào đời thì BS Cường lại có chút thiệt thòi. Anh thừa nhận bản thân đã bị 'trơ' khi chính tay đỡ đẻ cho bà xã, đón con ra mà không có cảm xúc gì quá đặc biệt.

BS Cường cười bảo: 'Vì tôi thấy các em bé ra đời nhiều và thường xuyên quá rồi nên việc đó như là một công việc bình thường, không có cảm xúc gì đặc biệt. Trừ khi gặp những ca khó mà xử lý được thì tôi có một niềm vui âm ỉ trong lòng, giống như ngày xưa đi học mình giải được bài toán khó mà cả lớp không ai giải được.

Đến khi đỡ đẻ cho chính con mình thì tôi cũng thấy bình thường. Thấy mọi người nói là nhìn con chào đời thì vui lắm, mình cũng vui nhưng không như người ta hay tả'.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

BS Cường cho hay, điều quan trọng mà anh muốn hướng đến trong nghề là 'Một bác sĩ có tâm'.

So với tuổi 37 của mình, BS Cường có nét trẻ trung hơn, đặc biệt là anh nói chuyện rất gần gũi và hay cười. Trước câu hỏi có bao giờ được các bệnh nhân dành lời khen về ngoại hình không? BS Cường tâm sự, thực ra cũng có, bản thân anh cũng thấy mình có phần trẻ trung hơn một số người bạn bằng tuổi, có lẽ là do anh không thích bia rượu và chăm tập thể dục, thể thao.

Sau này có nhiều sản phụ, bệnh nhân kể lại khi gặp anh lần đầu họ đã nghĩ rằng: 'Bác sĩ trẻ thế, không biết tay nghề như nào?'. Nhưng trong quá trình thăm khám, các sản phụ, bệnh nhân cảm thấy sự yên tâm qua những lời tư vấn của BS Cường, không còn lăn tăn về suy nghĩ ban đầu nữa. Anh luôn muốn dùng chuyên môn được trau dồi thường xuyên của mình để điều trị cho bệnh nhân, tìm ra giải pháp có lợi nhất cho họ. Với BS Cường, điều quan trọng hơn cả mà anh muốn hướng đến là 'Một bác sĩ có tâm'.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

BS Cường rất đam mê thể dục, thể thao, vì vậy nhìn anh trẻ hơn so với tuổi.

Nam bác sĩ Sản khoa tiết lộ những điều thú vị trong nghề và lời đồn 'tiếp xúc bộ phận nhạy cảm nhiều nên về với vợ bị chai lì cảm xúc'

Cũng vì trẻ trung nên nhiều bệnh nhân khi gặp anh lần đầu thường thắc mắc: 'Bác sĩ trẻ thế, không biết chuyên môn như nào?'.

Trước câu hỏi về những lời đồn mà nhiều người vẫn thường nói với nhau rằng: 'Bác sĩ Sản - Phụ khoa tiếp xúc với bộ phận nhạy cảm nhiều nên quen, về với vợ bị chai lì cảm xúc', BS Cường cười và cho biết, anh vẫn thường xuyên nhận được câu hỏi như thế này.

'Câu hỏi này tôi rất hay nghe, và như tôi đã nói trước đó đấy, khi làm việc và ở ngoài xã hội nó là hai phần hoàn toàn khác nhau, nó giống như việc não mình có nhiều ngăn hay mỗi người có nhiều bộ quần áo để mặc ấy. Khi tôi mặc bộ quần áo blouse vào rồi thì não sẽ tự cài đặt chế độ 'Đây là công việc', phần cảm xúc liên quan đến chuyện nam nữ đã bị đóng lại hoàn toàn. Lúc đó tôi không có suy nghĩ người này trông thế này, người kia trông thế kia mà chỉ tập trung vào vấn đề mình đang khám hay đỡ đẻ cho người ta.

Còn khi ở gia đình với vợ thì rõ ràng phải khác chứ, lúc này mình có phải đi tìm bệnh gì ở đó nữa đâu. Nên mọi thứ không ảnh hưởng gì cả, tôi nghĩ rằng bác sĩ nào cũng thế thôi' - Nam bác sĩ thẳng thắn chia sẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!