Nên cho trẻ ăn gì trong bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ?

Thiết Yếu - 05/06/2024

Khi trẻ bắt đầu bước vào tháng thứ 6, dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn đủ cho con vì thế cho con ăn dặm là điều tất yếu. Tuy nhiên, với những ai lần đầu tiên làm mẹ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ vì không biết nên chuẩn bị gì cho con, dinh dưỡng trong đồ ăn dặm ra sao, nấu đồ ăn dặm thế nào?. Để giúp mẹ hiểu hơn về bữa ăn dặm của con hôm nay Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến mẹ thực đơn dành cho bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ mà mẹ có thể tham khảo.

Khi trẻ bắt đầu bước vào tháng thứ 6, dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn đủ cho con vì thế cho con ăn dặm là điều tất yếu. Tuy nhiên, với những ai lần đầu tiên làm mẹ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ vì không biết nên chuẩn bị gì cho con, dinh dưỡng trong đồ ăn dặm ra sao, nấu đồ ăn dặm thế nào?. Để giúp mẹ hiểu hơn về bữa ăn dặm của con hôm nay Lily & WeCare sẽ giới thiệu đến mẹ thực đơn dành cho bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ mà mẹ có thể tham khảo.

1. Mẹ nên chuẩn bị những gì khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên?

Để việc ăn uống của bé diễn ra thuận lợi và vui vẻ, trong lần ăn dặm đầu tiên mẹ nên chuẩn bị những đồ như sau:

- Nếu bé đã có thể ngồi vững mẹ nên sắm cho con một chiếc bàn ăn riêng để tiện cho việc ăn uống của con.

- Bộ dụng cụ để bé tập ăn dặm như là bát, đĩa nhiều ngăn, muỗng, cốc nước, thìa nước... các vật dụng nên được làm bằng chất liệu nhựa tốt để tránh gây tổn thương miệng bé trong quá trình tập ăn.

- Khăn vải hoặc là khăn ướt để lau miệng cho bé trong quá trình ăn và sau khi đã ăn xong.>>> Xem thêm: Mẹ cần chuẩn bị gì khi cho trẻ ăn dặm?

Nên cho trẻ ăn gì trong bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ?

2. Nguyên tắc trong bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ

Thời gian ăn

Để bé hợp tác và làm quen với việc ăn uống, mẹ nên cho bé ăn dặm ngay sau khi bé vừa ngủ dậy. Sau một đêm, lượng sữa của mẹ còn lại trong cơ thể bé đã được tiêu hóa gần hết, bé chắc chắn sẽ cảm thấy đói và háu ăn hơn. Mẹ nên chờ cho đến khi bé tỉnh ngủ và chuẩn bị đầy đủ thực đơn, tư thế, tinh thần để bé ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm

Bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ, mẹ lưu ý nên cho bé ăn bột loãng để bé làm quen dần với các thực đơn ăn dặm. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn bột đặc vào lần đầu tiên vì lúc này bé chưa quen ăn và có thể bị sặc thức ăn dẫn tới nguy cơ tắc đường thở rất cao. Khi bé bước vào tháng thứ 7, mẹ có thể tập cho bé ăn bột đặc và đến tháng thứ 8 mẹ có thể ăn cháo bình thường.

Lượng thức ăn

Trong lần đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé nếm thử ăn khoảng 5ml bột ăn dặm (tức khoảng 2 -3 thìa café). Mẹ tiếp tục cho bé ăn thêm khoảng 3 ngày với lượng thức ăn trên. Khi nhận thấy bé đã quen với cách ăn và muốn ăn thêm nhiều hơn, mẹ tăng từ từ lượng thức ăn cho bé lên 10ml – 20ml – 40ml – 60ml bột/bữa tùy theo khả năng ăn của từng bé.

Nên cho trẻ ăn gì trong bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ?

3. Cho trẻ ăn gì trong lần ăn dặm đầu tiên của trẻ?

Lựa chọn thực phẩm để cho con ăn dặm là một bước làm quan trọng trong bữa ăn dặm của trẻ. Mẹ phải lựa chọn sao cho bữa ăn phải vừa đủ chất, lại vừa phù hợp với con. Đối với bữa ăn đầu tiên của con mẹ nên lưu ý có thể cho bé ăn bột ngọt hoặc là bột rau củ, cuối cùng là bột thịt, hải sản. Theo đó mẹ có thể chọn các loại bột như sau:

Bữa ăn dặm đầu tiên cho bé với bột ngọt

Nguyên liệu cần có:

  • Bột gạo xay nhuyễn

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm: Mẹ nấu bột gạo cho chín nhuyễn, đặc. Sau đó, đổ bột ra bát và hòa thêm chút sữa mẹ hoặc là sữa công thức cho bé thưởng thức. Lưu ý, với bé lần đầu ăn dặm bột mẹ nên nấu loãng để bé dễ ăn hơn.

Bữa ăn dặm lần đầu tiên cho bé với bột rau củ

Nguyên liệu cần có:

  • Các loại củ như cà rốt/khoai tây/bí đỏ/khoai lang...

  • Sữa công thức

Cách làm: Mẹ luộc củ chín, rây hoặc là xay thật mịn. Sau đó tán, khuấy đều củ với sữa công thức đã pha sẵn để cho bé ăn.>>> Xem thêm: Gợi ý những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho bé ăn dặm

Nên cho trẻ ăn gì trong bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ?

4. Một số lưu ý cho mẹ khi cho trẻ ăn bữa ăn dặm đầu tiên

- Nếu cho con ăn thêm rau củ thì không nên nấu quá lâu dưới nhiệt độ cao vì có thể làm mất đi vitamin có trong chúng.

- Nên kiểm tra xem con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không bằng cách, cho con ăn một ít thực phẩm đó và theo dõi con ăn trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Nếu thấy con có dấu hiệu dị ứng thì cần dừng việc ăn lại và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

- Ngoài rau, củ. thực phẩm rất cần được nấu nhừ nhuyễn, tuyệt đối không được cho bé ăn thô ngay lần đầu ăn dặm hoặc là ăn nguyên hạt thực phẩm ngũ cốc.

- Đa dạng hóa thức ăn của bé, không nên để cho bé ăn liên tục một loại bột vì điều này có thể dẫn tới thiếu chất và biếng ăn ở bé.

- Thức ăn của bé còn thừa thì nên bỏ đi mà không nên bảo quản để con ăn lần sau

- Không nêm thêm gia vị cho bé lần đầu ăn dặm vì điều này sẽ làm cho bé mất đi khả năng đánh giá mùi vị của mình.

Mẹ nên nhớ rằng dù trẻ đã bước sang tháng thứ 6 thì đây cũng chỉ mới là bước khởi đầu để bé nếm thử các hương vị thức ăn mà thôi. Vì thế bữa ăn chính của bé vẫn là sữa mẹ hoặc là sữa công thức. Mẹ nên duy trì lượng sữa cho con ăn từ 400 ml – 500 ml /ngày với bé để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Hi vọng với những thông tin Lily & WeCare vừa cung cấp mẹ đã có thêm kiến thức cho mình từ đó chuẩn bị bữa ăn dặm đầu tiên của bé tốt hơn.>>> Xem thêm: Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!