Bỉm là món đồ mà bé sơ sinh nào cũng cần và mẹ phải chuẩn bị cho bé ngay khi con vừa mới chào đời. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bỉm, nên chọn bỉm nào vừa tốt lại có giá cả hợp lý. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu về cấu trúc của bỉm để có thể biết cách chọn bỉm tốt cho trẻ sơ sinh.
Tã lót và bỉm là hai món đồ thiết yếu của trẻ sơ sinh. Bé sẽ dùng tã và bỉm cho đến tận năm 2,3 tuổi. Do vậy, lượng “ngân sách gia đình” dành cho loại vật dụng này là vô cùng lớn. Vậy dùng sao cho tiết kiệm và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bé yêu? Mẹ hãy tham khảo những gợi ý sao đây nhé!
Cấu tạo của bỉm trẻ sơ sinh
Bỉm được cấu tạo gồm 3 lớp
Lớp trong cùng
Lớp này trực tiếp tiếp xúc với bề mặt da của em bé do đó, yêu cầu về chất liệu và độ an toàn, không độc hại được đặt lên hàng đầu. Mẹ chú ý kiểm tra bề mặt và chất liệu bỉm cẩn thận nhé vì đây cũng là lớp duy nhất ta có thể sờ trực tiếp được.
Lớp hút
Theo lý thuyết bình thường, lớp thấm hút này sẽ gồm những lớp bông dày để khi chất lỏng tràn xuống, nó sẽ thấm hút hết. Tuy nhiên khi bé tè hoặc đi tiêu nhiều lần, chất lỏng thường dày và thấm ngược lên trên vào da bé. Do đó ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất bỉm đều sử dụng một loại hạt polymer thấm hút gọi là Super Absorbent Polymer (SAP) để ngâm và giữ chất lỏng ở trong. Đó cũng là lý do khi thay bỉm, mẹ sẽ thấy bỉm dày lên và khi sờ sẽ cảm nhận được các hạt sạn mềm.
Lớp chống thấm nước
Hầu hết các loại bỉm tã hiện nay đều có một lớp chống thấm nước ở vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm bằng các chất liệu đặc trưng từ plastic.
Các mẹ nên chú ý đến chất liệu cấu tạo nên từng lớp bỉm bằng cách đọc phần giới thiệu ghi trên bao bì của túi bỉm để có thể chọn bỉm tốt cho trẻ sơ sinh.
Cách lựa chọn bỉm tốt cho trẻ sơ sinh
Các thương hiệu bỉm nổi tiếng hiện nay đều đưa ra thị trường rất nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng giới tính và độ tuổi như bỉm dành riêng cho bé trai, bé gái, bé sơ sinh, tập bò và bé đã biết đi... Mỗi giai đoạn và giới tính khác nhau của trẻ, lượng chất thấm hút sẽ được đặt dày hơn tại một vị trí nhất định. Với bé gái, bỉm sẽ thấm hút nhiều ở phía sau hay như với bé trai, các bé sẽ thường tè và làm dày phía mặt trước của bỉm.
Bên cạnh đó, những trẻ ở từng độ tuổi khác nhau, hình dạng và loại bỉm dành cho trẻ cũng sẽ thay đổi. Ở trẻ sơ sinh, bỉm thường dùng loại dán hai bên để tiện lợi trong quá trình mặc bỉm cho bé, không tác động nhiều lên bộ phận xương chậu và chân của trẻ. Khi con đã biết bò, hai dây dán này thường được làm chặt và chắc chắn hơn để không bị tuột ra trong quá trình bé lẫy, bò. Đối với trẻ tập đi, mẹ có thể cho con dùng bỉm quần để tránh xê dịch và tuột khi vận động, đồng thời vẫn có thể dễ dàng thay ra bằng cách xé bên hông bỉm.
Tất cả những điều này chị em đều nên chú ý khi lựa chọn để chống tràn và giúp con có thể thoải mái nhất khi đóng bỉm.
Những đồ dùng sau sinh mẹ cần chuẩn bị đầy đủ
Tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào?
Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Làm cách nào để bé ngủ đủ giấc?
Phải làm sao với bé hay trở mình khi ngủ?
Bí quyết để chọn bỉm tốt cho trẻ sơ sinh
- Các loại bỉm có màng đáy thoáng, rộng, chất liệu dạng vải, không quá dày, có hai bên vách chống trào mềm mại để không gây vết hằn sẽ thích hợp nhất cho làn da nhạy cảm của trẻ.
- Không nên chọn loại bỉm mà phần bên trong tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester.
- Chọn bỉm có kích thước phù hợp với cân nặng của trẻ.
- Riêng đối với trẻ sơ sinh là bé gái, các mẹ nên chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở giữa hoặc phía sau.
- Loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước phù hợp với các bé trai.
Một số loại bỉm được các mẹ lựa chọn là bỉm tốt cho trẻ sơ sinh: Bỉm Bobby, Pamper, Huggies, Nannys, Goon.
Xem thêm:
- Khi nào nên bỏ bỉm cho con?
- Mẹo dùng bỉm cho bé không bị hăm da
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!