Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng ra tử cung để làm tổ, khi noãn không được thụ tinh sẽ bong tróc, gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp do các cơ quan lân cận chèn ép.
Nguyên nhân gây ra tắc vòi trứng
Tình trạng tắc vòi trứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Nhiễm vi khuẩn lậu và Chlamydia làm chít hẹp vòi trứng do quan hệ tình dục không an toàn
Viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày lây lan ngược lên phần phụ và vòi trứng
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Nạo phá thai không an toàn
Nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung, thoát vị nội mạc tử cung
Ảnh hưởng phẫu thuật viêm ruột thừa, đặt vòng tránh thai, các bệnh kết hạch...
Những lý do này đều có thể dẫn đến tình trạng xung huyết, mưng mủ. Sau đó sẽ gây dính liền và tắc vòi trứng.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Đầu tiên cần khẳng định rằng, rất nhiều trường hợp phụ nữ bị tắc 1 hoặc cả 2 vòi trứng nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường. Những trường hợp này chiếm khoảng hơn 60%.
Trên lý thuyết, nếu bịtắc vòi trứng, trứng không ra đường tử cung thì sẽ không thể có kinh nguyệt. Nhưng dựa trên thực tế theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng lớp nội mạc tử cung bị bong tróc dưới tác động của estrogen và progesterone được tiết ra từ buồng trứng. Do vậy, việc có kinh nguyệt gần như không ảnh hưởng tới việc vòi trứng tắc hay không tắc.
Các nang trứng vẫn phát triển và chín dù vòi trứng bị tắc. Sau đó, bộ phận loa vòi trứng vẫn nhận trứng về khi trứng chín. Tình trạngtắc vòi trứngchỉ cản trở sự di chuyển của tinh trùng lên gặp trứng hoặc có thể ngăn trứng đã thụ tinh không di chuyển được về buồng tử cung để làm tổ, dễ gây ra tình trạng khó thụ thai, vô sinh hoặc thai ngoài tử cung. Các trứng đã chín và rụng nếu không được thụ tinh sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể theo máu kinh.
Không những thế, chị em có 2 buồng trứng và 2 vòi trứng. Trường hợp chỉ bị tắc 1 vòi trứng, vòi còn lại vẫn có thể hoạt động bình thường, nhận trứng khi trứng rụng. Vì vậy, chị em bị tắc 1 vòi trứng vẫn có kinh nguyệt và khả năng mang thai.
Mặc dù vậy, nhưng khi phụ nữ bị tắc vòi trứng vẫn có một vài ảnh hưởng đến tới chu kỳ kinh nguyệt mà bạn có thể nhận ra như: đau bụng kinh, dùng tay đè vào bụng dưới sẽ thấy đau ở 1 điểm nhất định, hay lượng kinh nguyệt ra ít, rong kinh.
Còn với các trương hợp như: kinh nguyệt ra đều bình thường hoặc ra chậm, ra ít nhưng không bị đau; hành kinh sớm, bị đau nhưng lại ra máu cục, máu đông, hay tắc kinh thì đó có thể là do bạn bị rối loạn kinh nguyệt vì thiếu máu, máu nóng hoặc tác dụng phụ của thuốc tránh thai, mặc dù bạn đang bị tắc vòi trứng.
Kết luận
Tóm lại, nếu bị tắc vòi trứng thì vẫn có kinh nguyệt bình thường, không có ảnh hưởng gì. Tắc kinh hoặc không có kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như dùng thuốc tránh thai, mang thai, giai đoạn mãn kinh, stress, rối loạn buồng trứng, u nang trứng, chức năng buồng trứng bị tổn thương gây rối loạn quá trình chín và rụng trứng. Bởi vậy nếu có hiện tượng bất thường, các chị em không nên ở nhà suy đoán mà hãy đến ngay các cơ sở uy tín đề kiểm tra và sớm điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Bị tắc vòi trứng có con được không?
4 biểu hiện tắc vòi trứng mà bạn cần lưu tâm
Khám tắc vòi trứng ở đâu uy tín?
Tắc vòi trứng có làm IUI được không?
Các phương pháp kiểm tra, xét nghiệm tắc vòi trứng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!