Nghiện rượu: Làm bạn với tử thần

Cần biết - 05/02/2024

Rượu không giết chết ngay mà hủy hoại cơ thể từng ngày. Thường đến khi không thể cứu vãn, người ta mới hối hận vì đã nghiện rượu.

Rượu trở thành kẻ thù của nhiều người khi nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra bạo lực, hoặc cướp đi người thân, người trụ cột trong gia đình.

Mất mạng vì uống rượu

Chiều ngày 29/10, một người đàn ông 54 tuổi ở Cà Mau tử nạn sau khi nhậu 'một mất một còn' với các chiến hữu. Một bạn nhậu của ông được đưa đi cấp cứu kịp thời. Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, khám nghiệm hiện trường và tử thi để làm rõ nguyên nhân. Nhiều khả năng, hai người đàn ông này gặp nạn do uống quá nhiều rượu và bị trúng gió ngay sau đó.

Trước đó, đầu tháng 12/2013, ở Quảng Ninh, 6 người thiệt mạng và được xác định nguyên nhân là do bị ngộ độc rượu nếp. Chỉ hơn 1 tuần trước đó, tại tỉnh này cũng đã xảy ra 4 vụ ngộ độc rượu khiến 6 người chết.

Cuối tháng 5/2012, ở huyện Krông Pa, Gia Lai, 3 bà lão uống hết 4 lít rượu trắng, 1 cụ bà 80 tuổi đã thiệt mạng, 2 bà còn lại rơi vào tình trạng hôn mê nhưng may mắn phục hồi được và thoát chết.

Đầu năm 2012, 3 người đàn ông ở Bình dương đã tử vong ngay mùng 1 Tết do uống quá nhiều rượu tới mức suy thận, suy gan cấp, nhiều cơ quan nội tạng bị tổn thương nghiêm trọng.

Nghiện rượu: Làm bạn với tử thần

Uống nhiều rượu có thể mất mạng

Tác hại nguy hiểm của rượu

Ai cũng biết uống nhiều rượu gây hại cho sức khỏe. Nhưng gây hại đến mức nào và sự cần thiết phải bỏ bia rượu thì không phải ai cũng làm được. Những người nghiện rượu luôn phải đối mặt các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

Rượu bia còn gây hại cho dạ dày, làm viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày cấp, thủng dạ dày và chảy máu dạ dày… Các bệnh về tim mạch, huyết áp, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, xương khớp suy giảm, bệnh gút… cũng do uống bia rượu quá nhiều gây nên.

Các vấn đề sinh sản cũng như khả năng tình dục bị ảnh hưởng bởi bia rượu. Chất lượng tinh trùng giảm sút, nếu được thụ thai thì con sinh ra sẽ không khỏe mạnh và có thể bị dị tật. Nữ giới nghiện rượu có thể bị vô sinh. Nếu mang thai thì con dễ bị sinh non, ốm yếu, phát triển không bình thường.

Những người say rượu luôn không tỉnh táo, không kiểm soát được lời nói và hành động. Sau nhiều lần, rượu sẽ gây ra bệnh lý rối loạn tâm thần với các biểu hiện hoang tưởng, ảo giác, dễ cáu gắt, phát điện hoặc trầm cảm, lo âu. Người nghiện rượu rất dễ bị kích động. Não bộ bị tổn thương nghiêm trọng khiến các hành động được phản ứng chậm, mất kiểm soát, trí nhớ kém.

Lưu ý khi uống rượu

Rượu là một thức uống truyền thống của người Việt trong mỗi bữa ăn, mỗi dịp nghỉ lễ hay gặp mặt bạn bè. Uống rượu không phải là xấu, nó không chỉ giúp tinh thần, buổi gặp gỡ trở nên vui vẻ, hưng phấn hơn mà còn có một số lợi ích cho sức khỏe.

Nghiện rượu: Làm bạn với tử thần

Rượu dẫn đến cái chết nhanh hơn

Rượu có thể giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giảm huyết áp, bệnh Alzheimer, giảm rối loạn tiêu hóa, ngừa bệnh tiểu đường và đột quỵ, tăng tuổi thọ… Tuy nhiên, những lợi ích đó chỉ có được khi kiểm soát được lượng rượu vừa đủ vào trong cơ thể. Một ngày, không uống quá 150 ml rượu, 1 lít bia với nam giới, phụ nữ chỉ nên uống một nửa số lượng đó.

Ngoài ra, khi uống rượu cần phải chú ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe và tính mạng:

Nhiệt độ rượu:Không uống rượu lạnh vì cơ thể sẽ dễ bị ngộ độc hơn. Rượu nóng sẽ giảm bớt được nguy hại. Nhưng không nên đổ trực tiếp rượu ra rồi đun lên mà nên đặt vào nước ấm để nóng lên dần dần.

Không pha trộn rượu: Rượu lên men và rượu chưng cất có các thành phần khác nhau. Nếu pha trộn hai loại này thì sẽ tạo ra những phản ứng rất có hại cho cơ thể, dễ bị say, buồn nôn, đau đầu.

Pha trộn với các loại nước khác như nước có ga, nước ngọt cũng rất nguy hiểm. Cồn trong rượu và nước có ga kết hợp sẽ khiến gan, thận, dạ dày, huyết áp, hệ thần kinh bị tổn hương nghiêm trọng.

Dùng nước có ga để giải rượu là một sai lầm lớn.

Những việc làm cần tránh sau khi uống rượu:

Ra gió: Nhiều người say rượu bị trúng gió rất dễ tử vong. Rửa mặt nước lạnh, ngồi quạt, nằm ngoài trời cũng rất nguy hiểm.

Đi tắm:Sau khi uống rượu sẽ làm thân nhiệt giảm nhanh, hạ đường huyết, huyết áp tăng cao,…

Xem phim: Thần kinh thị lực sẽ bị tổn thương, thị lực suy yếu có thể dẫn đến mù mắt. Vì vậy, tuyệt đối không xem ti vi sau khi uống nhiều rượu.

Uống thuốc: Nếu đang phải dùng thuốc điều trị bệnh thì tốt nhất là không uống rượu. Uống rượu rồi uống thuốc có thể làm xuất huyết dạ dày, làm thuốc phản tác dụng gây hại cho cơ thể, thậm chí tử vong.

Giải rượu an toàn

Theo BS. Nguyễn Thị Minh Huệ - Chuyên khoa Nội - Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội, có một số cách giải rượu nhanh và an toàn cho sức khỏe được làm từ các sản phẩm thiên nhiên:

Nghiện rượu: Làm bạn với tử thần

Bỏ rượu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe

- Dấm: Nấu 1 bát canh chu từ dấm hoặc uống 1 cốc dấm nhỏ khoảng 20-25ml một cách từ từ. Có thể dùng củ cải trắng trộn đều với dấm và một chút đường.

- Củ cải: Ép khoảng 1 kg củ cải trắng lấy nước uống làm 2 lần.

- Cam: Lấy 3-5 quả cam tươi vắt nước uống hoặc bóc vỏ ăn trực tiếp.

- Lê: Gọt vỏ lê sau đó ép thành nước uống hoặc ăn trực tiếp.

- Đỗ xanh: Rửa sạch đỗ xanh, xay nhuyễn cho thêm nước sôi để uống hoặc nấu canh để ăn.

- Ăn nhiều rau xanh: Có tác dụng cung cấp vitamin và chất chống oxy hoá giúp cho bảo vệ gan.

- Mật ong: bảo vệ gan và đào thải độc tố hiệu quả.

- Nếu uống quá nhiều rượu, bạn có thể làm cho nôn ra giúp cho rượu không đi vào cơ thể.

- Uống nhiều nước: Khi uống nhiều nước sẽ làm cho nồng độ cồn trong máu bị pha loãng (nên uống nước ấm và ít một).

- Nước chè xanh: Trong chè xanh có chứa axit tanic có tác dụng khử độc cồn cấp tính (nước chè càng đặc thì lượng axit càng cao).

>> Xem thêm: Đọ tửu lượng, một người chết, một nguy kịch

NT

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!