Ngoài amoniac, nhiều khí khác cũng có thể giết người

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Vụ ngạt khí amoniac tại khu dân cư ở TP Cà Mau khiến nhiều người bỏ chạy càng cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng cần thiết khi bị ngạt khí.

Ngạt khí hay ngộ độc khí có thể gây ra những tổn thương nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng con người, nhẹ thì gây đau đầu, nôn mửa, rối loạn thần kinh, nặng thì gây hôn mê, co giật, loạn tim, suy mạch và dẫn tới tử vong. 

Ngạt khí Cacbonoxit (CO), Cacbon dioxit (CO2)

Khí CO phát sinh từ khói thải lò gạch, đốt than, lò sưởi, khói thuốc lá, khí xả động cơ ôtô xe máy… CO là chất khí không màu, không mùi, không gây kích ứng nên khó cảm nhận sự hiện diện của khí này trong không khí, vì vậy rất nguy hiểm nếu nó phát sinh trong môi trường sống hay làm việc.

Ngoài amoniac, nhiều khí khác cũng có thể giết người

Đốt than khiến nhiều người bị ngộ độc (ảnh minh họa: Internet)

Điển hình cho việc ngạt khí CO là khi đốt sưởi bằng than để trong phòng kín. Câu chuyện thương tâm về gia đình anh H ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã tiễn đưa 3 nạn nhân tử vong là mẹ và 2 con do gia đình đốt than sưởi vào đêm. Sự việc là hồi chuông cảnh tỉnh cho sự nguy hiểm khi dùng than đốt không đúng cách.

Hay gần đây nhất là vụ ngạt khí lò vôi ở Thanh Hóa khiến 8 người tử vong mà nguyên nhân là do khí CO2. Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn. Vì vậy, nạn nhân không hề có phản ứng tự vệ, cơ thể không 'cảm nhận' được nguy hiểm để kịp thời thoát chạy. Đến khi bị sốc do thiếu ôxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt.

Tử vong do ngạt khí gas

Một trường hợp nữa thường hay gặp trong các tai nạn ngạt khí là ngạt khí gas. Giữa tháng 4/2015, 4 người lao động xuất khẩu tại Nga đã bị chết do khi đi ngủ quên không khóa van bình gas, bất ngờ gas bị rò rỉ khiến cả 4 người trong phòng bị ngạt mà chết.

Khí Metan (NH4) không phải là khí độc nhưng sẽ trở thành chất gây ngạt nếu mật độ ôxy trong không khí ít hơn 18%. NH4 thường có trong các hầm mỏ, cống ngầm, giếng nước, đáy đầm ao, những nơi có nhiều cây cối, xác động vật, các hợp chất hữu cơ đang phân hủy. Đã xảy ra trường hợp ông H, 69 tuổi, ngụ tại xã Cẩm Trung, Cẩm Tiên, Hà Tĩnh leo xuống giếng của gia đình để nạo vét bùn, bị ngộp thở, tử vong. Nguyên nhân được cảnh sát điều tra cho biết do giếng quá sâu, lá rụng nhiều bít kín lâu ngày nên sinh ra khí độc tích tụ gây nên cái chết tang thương.

Khí Amoniac (NH3) được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp. Ở nồng độ thấp, NH3 gây ho, kích ứng mũi họng. Tiếp xúc với khí này ở nồng độ cao ngay lập tức gây bỏng, tổn thương đường hô hấp và dẫn đến tử vong. Khí Amoniac chính là nguyên nhân gây ra ngộ độc hàng loạt cho công nhân ở KCN Amata Biên Hòa, Đồng Nai và khu dân cư Cà Mau trưa 13/6 mới đây.

Ngoài amoniac, nhiều khí khác cũng có thể giết người

Hiện trường vụ rò rỉ khí amoniac ở Cà Mau

Ngoài ra, còn có một số loại khí cũng gây nguy hiểm tới sức khỏe như:

Khí VOCs (Cacbon hữu cơ dễ bay hơi) phát sinh nhiều nhất từ xăng dầu và sơn. Các khí này gây độc cấp tính với các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, sưng mắt, co giật, viêm phổi.

Khí Nox (Oxit Nitơ) phát sinh trong quá trình đốt cháy nguyên liệu của các động cơ đốt trong (phương tiện giao thông), hàn điện.
Khí Hidro Sunfua (H2S) phát sinh do đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh như than đá, dầu… Khí này cũng bốc lên từ đầm lầy, bùn ao thiếu ôxy. H2S có mùi trứng thối nên rất dễ nhận ra.

Đảm bảo các nguyên tắc sống còn khi cứu người ngạt khí

Đối với các loại khí gas, khí độc, cần mở hết cửa, bật quạt thông gió thổi khói hơi độc ra ngoài. Nhanh chóng di chuyển nạn nhân tới khu vực thông thoáng để hít ôxy tống hơi độc ra ngoài đồng thời đưa bệnh nhân tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, hạn chế di chứng.

Ngoài amoniac, nhiều khí khác cũng có thể giết người

Cần có kỹ năng để tránh ngạt khí (ảnh: Internet)

Khi ở trong phòng kín có sử dụng máy móc sinh ra khí CO2, cần mở ngay cửa phòng cho thông thoáng và tắt ngay các thiết bị đó. Không đốt than củi để sưởi trong phòng kín. Không sử dụng các máy móc dùng xăng dầu trong phòng khép kín. Hạn chế tụ tập nơi công cộng đông đúc như tầng hầm gửi xe.

Lưu ý, người đi cứu cũng phải đảm bảo an toàn sức khỏe tính mạng cho bản thân trước khi xông pha vào nơi nguy hiểm cứu người, cần có các biện pháp/đồ dùng bảo hộ, chuyên dụng khi tham gia cứu hộ.

Trong quá trình cấp cứu nạn nhân, có thể tiến hành hà hơi thổi ngạt nếu nạn nhân thở yếu hoặc có dấu hiệu ngưng thở.

Tuyệt đối không hút thuốc, mở các công tắc nguồn điện để tránh cháy nổ tại nơi đang nhiễm khí độc.

Ngoài ra, đối với Amoniac dạng lỏng, cần nhanh chóng dùng xà phòng và nước sạch rửa hết Amoniac dính trên người nạn nhân.

>> Xem thêm: Những loại khí có thể gây chết người

Vân Doãn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!