Ngứa có thể là dấu hiệu bệnh mày đay

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Việc tiếp xúc trực tiếp các dung môi độc hại cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng bệnh mày đay.

Mày đay là một bệnh dị ứng phát ban ngoài da thường hay gặp với biểu hiện ngứa nhiều, dát đỏ, sẩn phù, kích thước từ vài milimet đến vài centimet.

Triệu chứng

Dát đỏ có thể nổi khắp cơ thể, tập trung nhiều ở vùng tì đè, cọ xát; khi thương tổn xuất hiện ở những vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục... có thể phù rất lớn.

Nếu tổn thương xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở; ở niêm mạc dạ dày, bệnh nhân có thể đau bụng…

Ngứa có thể là dấu hiệu bệnh mày đay

Ảnh minh họa

Nguyên nhân

- Do thức ăn: tôm cua, cá, ốc, đồ hộp…

- Do thuốc: bất kì loại thuốc nào đưa vào cơ thể cũng có thể gây dị ứng. Một số thuốc hay gây dị ứng như: kháng sinh, quinine; huyết thanh, vắc-xin …

- Nhiễm kí sinh trùng: giun, sán; bị côn trùng đốt: muỗi, rệp.

- Tiếp xúc với bụi nhà, phấn hoa, bụi bông, hóa chất, nước gió lạnh, khi thay đổi thời tiết. Có thể do gắng sức, do tập thể dục, thể thao …

Điều trị bệnh

- Dùng các thuốc kháng dị ứng như: Chlopheniramin, Cetirizine, Loratadine, Telfast …

- Chú ý vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây bệnh: tránh gió bụi, nên tắm nước ấm, hạn chế xà phòng, hóa chất, kiêng các thức ăn từ biển, đồ hộp lên men...

Trong trường hợp bệnh kéo dài, bệnh nhân nên đến các bác sĩ chuyên khoa miễn dịch dị ứng hoặc chuyên khoa da liễu để được khám và cho làm xét nghiệm tầm soát các yếu tố khởi phát bệnh; sử dụng thuốc an toàn và hợp lí.

Việc tiếp xúc trực tiếp các dung môi độc hại cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng bệnh mày đay.

Trường hợp nặng bắt buộc phải đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tìm nguyên nhân gây bệnh để loại trừ. Tuy nhiên, việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó khăn, vì vậy điều trị thường đòi hỏi sự kiên trì và lâu dài.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!