Ngừa nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazol (P2)

Cần biết - 05/05/2024

Điều trị dự phòng bằng cotrimoxazol khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, phát ban,...

Khi nào ngừng điều trị dự phòng?

Ngừng điều trị dự phòng khi trẻ đã được điều trị ARV và trong 6 tháng liên tục có số lượng tế bào CD4 trên 25% đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi và trên 200 tế bào đối với trẻ trên 5 tuổi. Tái điều trị dự phòng khi số lượng tế bào CD4 giảm đến tiêu chuẩn cần được điều trị dự phòng của lứa tuổi.

Ngừa nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazol (P2)

Nếu trẻ được điều trị ARV thì ngừng điều trị dự phòng cotrimoxazol (ảnh: Internet)

Chú ý:

Không được dùng thuốc này trong trường hợp dị ứng với nhóm sulfamid (cotrimoxazol). Khi dự phòng các nhiễm trùng cơ hộibằng cotrimoxazol, trẻ có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra như nôn, buồn nôn, phát ban xảy ra trong 1 - 2 tuần đầu điều trị hoặc các tác dụng phụ nặng hơn như thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, phát ban, ngộ độc gan... Vì vậy, cần tư vấn cho người chăm sóc và trẻ về các tác dụng phụ này, cách xử trí và cần đến khám tại các cơ sở y tế khi nghi ngờ có tác dụng phụ nặng.

Đối với các trường hợp phát ban do cotrimoxazol:

Mức độ 1 (nhẹ) với triệu chứng ban đỏ và mức độ 2 (trung bình) với triệu chứng ban sần lan tỏa, tróc vẩy khô: tiếp tục điều trị dự phòng bằng cotrimoxazol, theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Điều trị triệu chứng và kháng histamin.

Ở mức độ 3 (nặng) với triệu chứng ban phỏng nước, loét niêm mạc và mức độ 4 (rất nặng) với biểu hiện viêm da tróc vẩy, hội chứng Steven Johnson hoặc hồng ban đa dạng, bong da ướt: cần nhập viện điều trị hỗ trợ và ngừng vĩnh viễn sử dụng cotrimoxazole.

>>Xem thêm:

Ngừa nhiễm trùng cơ hội bằng cotrimoxazol (P1)

Hỏi - đáp về HIV

Tổn thương da, niêm mạc ở trẻ HIV: Dạng phỏng nước

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!