Ngứa vùng kín – Những điều bạn cần nắm rõ

Giới tính - 11/28/2024

Từ A đến Z những điều dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về bệnh ngứa vùng kín một cách toàn diện nhất có thể.

Ngứa vùng kín là tình trạng bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, không loại trừ hoàn toàn với cả đàn ông. Ngứa vùng kín khiến bạn rơi vào tình trạng không thoải mái, tự ti trong giao tiếp xã hội bởi ngứa ngáy, khó chịu, trong khi gãi có thể làm tình trạng trở nên nặng nề hơn.

Theo Webmd, để có thể tự chăm sóc thân thể tốt hơn, bạn cần ghi nhớ kỹ những điều này khi bị ngứa vùng kín [Ngăn chặn ngứa vùng kín khi trời ẩm nóng]:

Ngứa vùng kín – Những điều bạn cần nắm rõ

Ngứa vùng kín là tình trạng bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, không loại trừ hoàn toàn với cả đàn ông.

Nguyên nhân, triệu chứng ngứa vùng kín

Viêm âm đạo do vi khuẩn:Vi khuẩn có lợi và có hại phát triển không cân bằng trong môi trường âm đạo dẫn đến viêm âm đạo với biểu hiện ngứa vùng kín. Ngoài ngứa, viêm âm đạo do vi khuẩn còn có những triệu chứng khác như nóng rát, tiết dịch có mùi tanh.

Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục:Chlamydia, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục, trichomonas, lậu… có thể gây ngứa âm đạo/ âm hộ.

Nhiễm trùng nấm men: Nhiễm trùng nấm men xảy ra khi nấm men, nấm candida, phát triển quá mức trong âm đạo và âm hộ. Mang thai, giao hợp, kháng sinh và hệ thống miễn dịch suy yếu đều có thể khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng nấm men [Nhiễm trùng nấm men là dấu hiệu của bệnh mãn tính]. Ngoài ngứa và kích ứng, nhiễm trùng nấm men sẽ tạo ra chất dịch đặc sệt, màu trắng.

Mãn kinh:Sự sụt giảm sản xuất estrogen làm cho thành âm đạo mỏng và khô. Điều này có thể dẫn đến ngứa và kích ứng.

Tiếp xúc chất kích thích hóa học gây kích ứng:Một số chất hóa học trong kem dưỡng, bao cao su, thụt y tế, chất tẩy rửa, xà phòng, giấy vệ sinh có mùi thơm, chất làm mềm vải… có thể gây kích ứng âm đạo và âm hộ.

Lichen xơ hóa:Đây là tình trạng hiếm gặp với dấu hiệu là các mảng trắng mỏng hình thành trên da, đặc biệt là xung quanh âm hộ.

Ngứa vùng kín – Những điều bạn cần nắm rõ

Ngoài ngứa, viêm âm đạo do vi khuẩn còn có những triệu chứng khác như nóng rát, tiết dịch có mùi tanh.

Điều trị ngứa vùng kín bằng cách nào?

Ngứa vùng kín thông thường có thể tự hết. Trong trường hợp ngứa vùng kín xảy ra liên tục, trở nên nghiêm trọng, hoặc hết ngứa rồi lại bị sau khi điều trị, hãy đặt lịch hẹn khám ngay với bác sĩ phụ khoa của bạn. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vùng chậu, thậm chí lấy mẫu chất thải để tìm ra căn nguyên của ngứa vùng kín.

Ngứa vùng kín được điều trị cụ thể theo nguyên nhân như sau:

Viêm âm đạo và bệnh lây truyền qua đường tình dục:Điều trị bằng kháng sinh/ antiparasitics.

Nhiễm trùng nấm men: Điều trị bằng thuốc chống nấm. Thuốc đưa vào âm đạo ở dạng kem, thuốc mỡ hoặc thuốc đặt, đường uống. Bạn có thể mua các loại thuốc này tại quầy với liều lượng khác nhau tùy số ngày sử dụng. Tuy nhiên, nếu chưa được chẩn đoán nhiễm trùng nấm men bao giờ, hãy đến gặp và tham khảo bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc không kê đơn nào.

Ngứa vùng kín do mãn kinh:Điều trị bằng kem estrogen, viên nén hoặc đặt vòng âm đạo.

Những nguyên nhân gây ngứa hoặc kích ứng khác: Sử dụng kem steroid, làm giảm viêm. Một loại kem steroid mạnh theo toa có thể làm giảm kích ứng của xơ hóa lichen.

Đối với những bé gái, điều quan trọng nhất là cần báo ngay cho bác sĩ phụ khoa khi bị ngứa, rát, kích ứng vùng kín vì những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của hành vi lạm dụng tình dục.

Ngứa vùng kín – Những điều bạn cần nắm rõ

Trong trường hợp ngứa vùng kín xảy ra liên tục, trở nên nghiêm trọng, hoặc hết ngứa rồi lại bị sau khi điều trị, hãy đặt lịch hẹn khám ngay với bác sĩ phụ khoa của bạn.

Phòng tránh ngứa vùng kín trong cuộc sống hàng ngày

- Tránh sử dụng băng vệ sinh hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm, dung dịch xịt vùng kín, tránh thụt rửa âm đạo.

- Sử dụng nước và xà phòng không mùi làm sạch bộ phận sinh dục. Tuy nhiên không rửa nhiều hơn 1 lần mỗi ngày vì có thể gây khô âm đạo.

- Luôn sử dụng giấy lau từ trước ra sau khi đi tiêu.

- Mặc quần lót cotton (không phải dạng vải tổng hợp) và thay đồ lót hàng ngày.

- Thay tã cho bé gái thường xuyên.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục [bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới].

- Nếu đang bị khô âm đạo hãy sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Thoa chất bôi trơn gốc nước (K-Y, Astroglide) trước khi quan hệ tình dục.

- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi tình trạng ngứa vùng kín được cải thiện.

- Tuyệt đối không gãi vì có thể làm lây lan thêm các khu vực xung quanh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!