Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?

Bí quyết sống khỏe - 03/29/2024

Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh tim bằng Đông y kết hợp lối sống tích cực sẽ giúp giải tỏa lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu nên rất nhiều người bị nhầm tưởng là “bệnh giả vờ”. Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh tim bằng Đông y kết hợp với lối sống tích cực sẽ mang lại hiệu quả tốt, giúp giải tỏa nỗi lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu lợi thế của phương pháp điều trị rối loạn thần kinh tim bằng Đông y để có thể đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả.

Rối loạn thần kinh tim có phải là bệnh tim mạch?

Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật hay cường giao cảm. Căn bệnh thường xảy ra sau các chấn thương tâm lý như mất người thân, hay gặp phải hoặc chứng kiến một tai nạn khủng khiếp nào đó. Một số yếu tố khác như việc mất ngủ kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính hay lo lắng, căng thẳng quá mức (stress) cũng góp phần dẫn đến căn bệnh này.

Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim thực thể do không có tổn thương nào tại tim. Tuy nhiên, khi cơ thể liên tục ở trong tình trạng báo động sẽ làm xuất hiện triệu chứng tương tự như ở người mắc bệnh tim thực sự.

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?Các dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim cần được kiểm soát liên tục và hiệu quả

Triệu chứng rối loạn thần kinh tim có thể khác nhau ở mỗi người, tùy theo sự nhạy cảm của bản thân với các tác động của môi trường hay cảm xúc. Sự lo lắng quá mức nhiều khi cũng có thể dẫn đến các triệu chứng sau đây:

• Tim đập nhanh:Nhịp tim ít khi dưới 100 nhịp/phút, có thể tăng nhanh khi người bệnh lo lắng, căng thẳng và mất ngủ kéo dài. Cơn nhịp nhanh thường kéo dài vài phút hoặc vài giờ khiến họ rất hốt hoảng.

• Đánh trống ngực:Tim đập nhanh và mạnh quá mức, tạo thành tiếng thình thịch trong lồng ngực khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp và lo lắng.

• Khó thở:Người bệnh có cảm giác ngộp thở và khó hít thở sâu.

• Mệt mỏi:Bệnh nhân thường cảm thấy cơ thể đột nhiên kiệt sức và khó phục hồi sức khỏe mặc dù đã được nghỉ ngơi.

• Mất ngủ:Triệu chứng thường gặp là giấc ngủ không sâu, hay mộng mị và khó đi vào giấc ngủ.

• Đổ mồ hôi, run tay chân: Tình trạng này đặc biệt thường xảy ra khi người bệnh cảm thấy căng thẳng, lo lắng.

• Đau ngực:Người bệnh hay bị đau nhói và đau thắt vùng ngực. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, gây ra cảm giác nghẹt thở vùng ngực.

• Tăng thông khí:Đây là tình trạng khá phổ biến, người bệnh thường hốt hoảng, thở nhanh và sâu do có cảm giác không lấy đủ không khí vào phổi, dễ bị ngất xỉu.

• Chóng mặt: Nhịp tim nhanh khiến cơ thể không kịp cung cấp oxy, gây ra tình trạng thiếu máu não. Bệnh nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng hoặc có thể ngất xỉu.

Việc phát hiện bệnh rối loạn thần kinh tim thông qua các dấu hiệu sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Khó khăn khi điều trị rối loạn thần kinh tim

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?Để điều trị rối loạn thần kinh tim, người bệnh cần giữ sức khỏe tinh thần, tâm lý ổn định

• Chưa nhận thức đúng về bệnh: Khó khăn lớn nhất trong điều trị rối loạn thần kinh tim chính là người bệnh chưa nhận thức đúng về bệnh. Họ luôn cảm thấy tim mình có vấn đề và nghi ngờ các chẩn đoán của bác sĩ. Khi đó, việc điều trị rối loạn thần kinh tim dễ bị đi vào ngõ cụt.

• Không được dùng thuốc dài ngày: Một số thuốc an thần được sử dụng khi người bệnh bị rối loạn lo âu quá mức, tuy nhiên, các loại thuốc này không được phép sử dụng dài ngày. Thuốc trầm cảm được dùng với thuốc chống loạn nhịp với trường hợp lo âu nặng. Tuy vậy, hiệu quả điều trị chỉ đạt được khi liệu pháp tâm lý trị liệu phát huy tác dụng.

• Nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc: Nhóm thuốc chẹn beta được sử dụng khá phổ biến trong điều trị rối loạn thần kinh tim nhờ khả năng thư giãn mạch máu, ức chế quá trình tự vệ quá mức của thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, điểm bất lợi của thuốc là có thể gây hạ nhịp tim quá mức, đôi khi đây lại là tác nhân gây loạn nhịp, nhất là khi người bệnh ngưng sử dụng đột ngột.

• Khó thay đổi thói quen sống: Người bệnh khó giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, tránh các chất kích thích hay duy trì tập thể dục. Người bị rối loạn thần kinh tim thường hay lo lắng và khó thích ứng với sự thay đổi đột ngột nên việc điều chỉnh sẽ rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Thậm chí, đối với một số trường hợp, giải pháp thay đổi lối sống có thể coi là bất khả thi.

Điều trị rối loạn thần kinh tim bằng Đông y

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?Cây Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim lâu dài và hiệu quả

Với những căn bệnh tại tâm như rối loạn thần kinh tim, việc tận dụng thế mạnh của Đông y như an thần, trấn tĩnh, giải lo âu sẽ tác động tích cực đến việc cải thiện tâm trạng của người bệnh. Từ đó sẽ giúp cơ thể tự cân bằng rối loạn thần kinh tim, tăng cảm xúc tích cực, hạn chế dần cảm xúc tiêu cực và giải phóng người bệnh khỏi lo âu quá mức. Đồng thời, Đông y còn giúp giảm nhịp tim và các triệu chứng khó chịu do rối loạn thần kinh tim gây ra.

Một số vị dược liệu Đông y được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và các nước Châu Á như:

• Nữ lang: Đây là loại thảo dược với tác dụng an thần, giúp ổn định nhịp tim và hỗ trợ điều trị cho người có nhịp tim nhanh.

• Lạc tiên: Loại thảo dược này giúp thư giãn và làm giảm căng thẳng cho người bị rối loạn thần kinh tim.

• Hoàng đằng: Hoàng đằng có tác dụng làm giảm nhịp tim và nhiều tác dụng khác trên tim mạch như ngăn ngừa xơ vữa mạch.

• Đan sâm: Thảo dược này giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông ra vào tim nên có thể làm giảm nhịp tim và bảo vệ cơ tim khỏi các biến chứng do rối loạn nhịp tim gây ra.

• Khổ sâm: Công dụng của khổ sâm là làm giảm nhịp tim với nhiều cơ chế và đáp ứng tốt với tất cả các rối loạn nhịp tim từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đặc biệt hiệu quả với rối loạn thần kinh tim.

Mới đây, một phát hiện của các nhà khoa học Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản về các hoạt chất sinh học trong Khổ sâm như Matrine, Oxymatrine, Kurarinone có tác dụng tích cực trong điều trị rối loạn thần kinh tim bằng Đông y nhờ các khả năng:

– Ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ổn định quá trình dẫn truyền xung động trong tim nhờ điều hòa nồng độ các ion tạo ra điện thế trong tim.

– Giảm tính kích thích ở cơ tim nên có thể làm giảm tần suất xuất hiện các cơn nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim.

– Làm thư giãn mạch máu nhờ ức chế giải phóng chất gây co mạch tăng nhịp tim nên có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm tình trạng lo lắng căng thẳng.

Nhờ tác dụng giúp giảm và ổn định nhịp tim, các thảo dược Khổ sâm, Đan sâm và Hoàng đằng đã tạo nên lợi thế cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra đời tại Việt Nam. Đây là sản phẩm đặc biệt thích hợp cho người bị loạn nhịp tim hay rối loạn thần kinh tim.

Bà Hưng (Quốc Oai, Hà Nội) là một trong số những người bệnh bị rối loạn thần kinh tim điển hình. Mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại tim, nhưng các cơn nhịp nhanh bất chợt khiến bà mất ăn, mất ngủ và lo lắng. Bà cảm thấy đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn vì luôn sợ hãi, không biết cơn nhịp nhanh lúc nào lại xảy ra. Bà chỉ thực sự cảm thấy được giải thoát khi kết hợp Đông và Tây y trong điều trị cùng với sự trợ giúp của sản phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương (*).

Khi bạn được chẩn đoán rối loạn thần kinh tim, việc điều trị không phải chỉ ngày một, ngày hai là có thể chữa khỏi. Bên cạnh các thuốc điều trị, việc kết hợp với tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống tích cực và tận dụng thế mạnh điều trị rối loạn thần kinh tim bằng Đông y sẽ giúp bạn đối phó với căn bệnh này hiệu quả hơn.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Phương pháp không dùng thuốc giúp bạn trị chứng rối loạn thần kinh tim
  • 10 cách làm giảm nhịp tim đập nhanh hiệu quả tại nhà
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!