Người cao huyết áp: Thận trọng với nhóm thuốc nào?

Cần biết - 04/24/2024

Người bị cao huyết áp có số đo huyết áp vốn cao hơn người bình thường và phải thường xuyên dùng thuốc Điều trị để đưa số đo về mức thấp hơn có thể chấp nhận được (gọi là huyết áp mục tiêu)

Số đo huyết áp mục tiêu tuy đã hạ xuống mức đảm bảo an toàn nhưng vẫn còn cao hơn số đo huyết áp của người không bị bệnh. Một số nhóm thuốc có thể gây tăng số đo huyết áp hoặc có thể tương tác làm giảm hiệu quả hay thay đổi hiệu quả thuốc điều trị cao huyết áp.

Nhóm thuốc gây tăng huyết áp

- Nhóm corticoid:cortcoid giữ muối và nước làm cho nước trong máu trong dịch gian bào tăng đồng thời tham gia vào sự chuyển hóa làm tăng glucose - máu, từ đó dẫn tới tăng huyết áp. Các corticoid nội sinh (như cortisol) tham gia vào quá trình chuyển hóa mạnh hơn các thế phẩm bán tổng hợp (prednisolon, dexamethsol) nên cũng làm tăng huyết áp mạnh hơn nhưng cả hai loại khi dùng liều cao và kéo dài đều gây ra tác dụng phụ này.

Cách khắc phục:nếu chỉ bị dị ứng nhẹ, chỉ nên dùng các thuốc kháng histamin như chlopheniramin. Khi bị hen không dùng coricoid tiêm hay uống mà chỉ dùng coticoid hít (vì dạng bào chế này có tác dụng tại chỗ với liều thấp nên không gây tác dụng toàn thân làm tăng huyết áp).

Khi cần thiết phải dùng corticoid, nên dùng loại bán tổng hợp, liều vừa đủ không quá 10 ngày. Nếu bị bệnh tự miễn phải dùng dài ngày, tách ra dùng từng đợt ngắn ngắt quảng theo chỉ dẫn của thầy thuốc

- Nhóm thuốc cường giao cảm:thường bao gồm các thuốc ephedrin,salbutamol, salmeterol (trong thuốc chữa hen), phenylephrin, pseudoephedrin (trong thuốc cảm OTC). Các thuốc này làm giãn phế quản nên đỡ nghẹt mũi, làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu nhưng lại làm cho tim đập nhanh, co mạch ngoại vi, gây tăng hyết áp.

Người cao huyết áp: Thận trọng với nhóm thuốc nào?

Ảnh minh họa

Cách khắc phục:khi bị hen nên kiểm soát hen bằng coticoid hít mà không dùng ephedrin. Khi bị sốt nên dùng thuốc cảm đơn chỉ chứa paracetamol mà không nên dùng thuốc cảm có chứa phenylephrin, pseudoephedrin.

- Thuốc chống trầm cảm IMAO:nhóm thuốc này ức chế enzym monoaminooxydase (MAO) là enzym hủy các chất dẫn truyền thần kinh làm cho các chất dẫn truyền thần kinh trong synap phục hồi lại ngưỡng bình thường nên có tác dụng chống trầm cảm.

Nhưng enzym monoaminooxydase (MAO) còn có ở nơi khác.Khi ức chế enzym monoaminooxydase (MAO) ở các nơi này sẽ làm tăng tyramin (một chất làm tăng huyết áp), gây đau đầu dữ dội.

Dùng IMAO liều vừa đủ chỉ làm cho các chất dẫn truyền thần kinh trong synap phục hồi lại ngưỡng bình thường nên chống được trầm cảm. Khi dùng IMAO liều cao nó còn ức chế enzymmonoaminooxydase (MAO) ở cả nơi khác sẽ gây tăng huyết áp.

Cách khắc phục:chỉ dùng IMAO đủ liều chống trầm cảm, không dùng IMAO liều cao.

- Kháng viêm không steroid:một số thuốc điều trị cao huyết áp như chẹn beta ức chế men chuyển kích thích tống hợp chất prostagladin (một chất gây giãn mạch) nên làm hạ huyết áp. Kháng viêm không steroid ức chế việc sản xuất chất prostagladin nên làm giảm hiệu lực của các thuốc chữa cao huyết áp.

Cách khắc phục:tránh dùng chung hai thuốc này.

- Thuốc co mạch:trừ phân nhóm 1 của nhóm chẹn beta có tính chọn lọc beta-1, giảm lượng máu từ tim tống ra động mạch nên làm giảm huyết áp, còn hầu hết nhóm thuốc diều trị cao huyết áp khác đều làm hạ huyết áp theo cơ chế giãn mạch ngoại vi trực tiếp hay gián tiếp. Thuốc co mạch (như ergotamin) làm co mạch ngoại vi tức là có tác dụng ngược lại với cơ chế làm hạ huyết áp làm giảm hiệu lực của thuốc điều trị huyết áp

Cách khắc phục:không nên dùng chung thuốc chữa cao huyết áp với thuốc co mạch

- Thức ăn và thuốc chứa nhiều ion Natri (Na+):Na+ không trực tiếp gây co cơ trơn thành mạch nhưng khi có nồng độ cao trong máu, nó sẽ đi vào nội bào và kéo ion canxi (Ca 2+) vào nội bào.

Ca 2+ vào nội bào nhiều sẽ gắn két với phức trompomin C làm thay đổi cấu trúc không gian của của phức này, bộc lộ actin kết hợp với myosin gây nên co cơ. Sự co cơ ở thành tiểu động mạch sẽ cản trở lưu thông máu dẫn tới tăng huyết áp. Như vậy ăn thức ăn mặn và dùng thuốc chứa nhiều Na+ sẽ không có lợi cho người cao huyết áp.

Các khắc phục: người cao huyết áp không nên ăn mặn. Người miền biển mỗi ngày ăn 16g và người miền đồng bằng mỗi ngày ăn không quá 13,5g muối natrichlorid.

Người cao huyết áp ở vùng nào không nên ăn quá mức của vùng đó. Lời khuyên chung là người cao huyết áp không nên ăn quá 10g natrichlorid mỗi ngày.

Ngoài đó ra người cao huyết áp cũng không nên dùng nhiều các thuốc và thức ăn chứa nhiều Na+ như không dùng nhiều mỳ chính (Natriglutamat) không dùng viên sủi (chứa nhiều natribicarbonat). Mỗi ngày giảm ăn 1g natrichlorid giảm được 390mg Natri nhưng nếu dùng 1 viên sủi canxiumsandor lại đưa vào cơ thể 290mg natri, dùng 1 thìa cafe mì chính sẽ đưa vào cơ thể 680mg natri.

Thuốc gây tụt huyết áp quá mức

Trong diều trị cao huyết áp thầy thuốc thường cho dùng thuốc với liều thích hợp để đưa huyết áp về huyết áp mục tiêu nhưng không gây tụt huyết áp quá mức (dưới mức huyết áp mục tiêu và dưới cả mức huyết áp thông thường).Có những nhóm thuốc khi phối hợp với thuốc điều trị huyết áp có thể dẫn tới tụt huyết áp quá mức cần được chú ý.

Người cao huyết áp: Thận trọng với nhóm thuốc nào?

Lời khuyên chung là người cao huyết áp không nên ăn quá 10g natrichlorid mỗi ngày

- Thuốc lợi tiểu:thuốc lợi tiểu ức chế protein vận chuyển natri - chlor qua trung gian giãn mạch nên chỉ cần dùng liều nhỏ là có thể gây hạ huyết áp theo cơ chế này mà không gây mất nhiều nước mất nhiều kali nên không gây tụt huyết áp và không gây hại cho tim mạch.

Nếu dùng thuốc lợi tiểu với liều cao hay khi phối hợp thuốc lợi tiều với thuốc điều trị cao huyết áp mà không tính toán kỹ liều lượng sẽ gây mất nhiều nước mất nhiều kali gây tụt huyết áp, hại cho tim mạch.

Cách khắc phục:khi dùng thuốc lợi tiểu để diều trị cao huyết áp chỉ cần dùng liều nhỏ (dùng thăm dò đến liều thấp nhất có hiệu lực dừng lại và dùng duy trì ở liều này).

Khi dùng thuốc lợi tiểu phối hợp với thuốc điều trị cao huyết áp, thầy thuốc phải tính kỹ liều lượng để sự phối hợp này đạt được mức huyết áp mục tiêu mà không gây ra sự tụt huyết áp quá mức.Tốt nhất là dùng thuốc lợi tiểu đơn trước để gây hạ huyết áp sau đó nghỉ vài ngày rồi dùng thuốc hạ huyết áp khác.

Thuốc giãn mạch:các thuốc diều trị cao huyết áp gây hạ huyết áp theo cơ chế giãn mạch. Nếu dùng thêm cùng lúc một thuốc giãn mạch khác (như glyceryltrinitrat, isosorbid), sự phối hợp này sẽ gây tác dụng cộng hợp giãn mạch cùng chiều gây ra tụt huyết áp đột ngột.

Cách khắc phục:thuốc giãn mạch dùng trong bệnh mạch vành có khi cần dùng cho cả người bị cao huyết áp. Khi dùng thuốc này phối hợp với thuốc điều trị cao huyết áp, thầy thuốc phải tính toán kỹ liều lượng để sự phối hợp này không gây ra sự tụt huyết áp đột ngột. Ngay cả khi đã tính toán kỹ liều cũng cần cho dùng hai loại thuốc này cách xa nhau vài giờ mà không nên uống gộp cả hai thuốc cùng một thời điểm.

Thuốc đái tháo đường:thuốc đái tháo đường týp 1 (insulin tiêm) hay các thuốc đái tháo đường týp 2 ( uống) đều làm hạ glucose - máu dẫn đến hạ huyết áp. Dùng liều cao (quá liều chỉ định) sẽ gây tụt huyết áp quá mạnh đột ngột.

Cách khắc phục:khi một người bị cả hai bệnh thầy thuốc bắt buộc phải phối hợp thuốc điều trị cao huyết áp và thuốc điều trị đái tháo đường nhưng phải tính toán kỹ để sự phối hợp này không gây ra sự tụt huyết áp quá mức.

Người bệnh cần tuân thủ liều này, không được dùng liều cao hơn quy định (với mục đích phòng dư để tránh tăng đường huyết hay tăng huyết áp) vì cách dùng phòng dư này là có hại. Tốt nhất người bệnh cần tuân thủ liều lượng song song với việc thực hiện chế độ ăn, chế độ luyện tập theo hướng dẫn (không bỏ bữa, không ăn ít hơn, không lao động nặng, không luyện tập quá mức).

Những nhóm thuốc kể trên không phải là chống chỉ định với người cao huyết áp nhưng gây bất lợi cho họ nên tránh dùng (nếu tránh được) hoặc dùng cẩn trọng (theo tính toán và chỉ dẫn của thầy thuốc) nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng không lợi đến việc điều trị cao huyết áp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!