Cô Điền là người rất thích làm đẹp, trước khi kết hôn, vì muốn có thân hình quyến rũ, cô Điền đã đến cơ sở thẩm mỹ tiến hành phẫu thuật nâng ngực. Sau kết hôn không lâu, cô Điền sinh được một cậu con trai bụ bẫm đáng yêu. Một ngày vào cuối tháng 10, cô Điền đang cho con bú như thường lệ, đột nhiên phần ngực bị sưng lên rất cứng, bề mặt vú bị tấy đỏ, cảnh tượng tiếp theo khiến đứa trẻ 20 ngày tuổi sợ hãi và khóc thét.
Nguyên nhân là do túi ngực giả bị nổ. Lúc này đứa trẻ vô cùng sợ hãi, còn cô Điền cũng ngất đi vì đau đớn. Gia đình cũng vô cùng sốc, và lập tức đưa cô Điền vào bệnh viện để cấp cứu. Bác sĩ cho biết, túi độn trong ngực cô Điền đã bị vỡ tung, dung dịch trong túi tràn ra ngoài khiến vùng ngực sưng tấy biến dạng nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật gấp để loại bỏ, nếu không sẽ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tính mạng.
Sau sự nỗ lực của các bác sĩ, cô Điền đã thoát khỏi nguy hiểm, nhưng chồng của cô không thể chấp nhận được việc cô Điền lại giấu giếm việc bản thân đi nâng ngực. Hơn nữa, gia đình chồng của cô Điền sau khi biết chuyện đã trách móc cô, đã đi nâng ngực lại cho đứa trẻ bú, không biết rằng điều này sẽ nguy hiểm với đứa trẻ như thế nào.
Cuối cùng 7, 8 người trong gia đình đều hét vào mặt chồng cô buộc anh ta phải ly dị. Cô Điền nghe xong vô cùng sợ hãi. Bản thân cô Điền cũng rất khó hiểu, bởi vì cô đã bỏ ra 5 vạn (tương đương với 170 triệu) để đi nâng ngực, tại sao lại phát nổ khi sinh con? Trong khi đó, bác sĩ tư vấn luôn cam kết về chất lượng túi độn và đảm bảo không ảnh hưởng đến việc mang thai và cho con bú trong tương lai.
Nhưng không ngờ rằng, chỉ sau vài năm, lại đem đến sự việc nguy hiểm như vậy. Cô Điền thực sự hối hận, bản thân cô không biết qua sự việc này chồng cô có thể tha thứ mà chấp nhận cho cô hay không.
Bác sĩ cho biết: Phụ nữ thích đẹp là điều đương nhiên, nhưng mọi người cũng phải chú ý. Sau khi nâng ngực, có thể sinh con, cho con bú và sinh hoạt bình thường. Bình thường khi phẫu thuật sẽ có một đường rạch ở dưới nách hoặc dưới vầng ngực để nhét túi ngực.
Nhưng do sự rò rỉ của bộ phận ngực giả, tiếp xúc trực tiếp với mô của cơ thể, mặc dù không có dẫn đến ung thư, nhưng có thể phát sinh phản ứng bất thường khá rõ rệt, biểu hiện là sự cương cứng cục bộ và có thể biến dạng, lúc này cho trẻ bú sẽ gây nguy hiểm nhất định.
Qua câu chuyện trên, các bác sĩ cũng nhắc nhở phụ nữ yêu làm đẹp nên có những hiểu biết nhất định trước khi phẫu thuật thẩm mỹ để không để lại hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là những tình huống nguy hiểm khi nâng ngực:
Sốc phản vệ
Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất là kỹ thuật gây tê và gây mê. Thông thường, gây tê có thể được làm tại các thẩm mỹ viện tư, nhưng gây mê phải làm ở bệnh viện với đội ngũ bác sĩ có tay nghề và trang thiết bị đầy đủ.
Trong quá trình gây tê, nếu bệnh nhân không được thử thuốc trước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ. Khi không được cấp cứu kịp thời, tình huống này có thể khiến bệnh nhân choáng, hôn mê thậm chí mất mạng.
Một biến chứng khác cũng có thể xảy ra trong quá trình gây mê là việc không chú ý đến nồng độ oxy. Kỹ thuật viên để nồng độ oxy tụt xuống quá thấp sẽ gây nguy hiểm đối với bệnh nhân.
Chảy máu quá nhiều
Trong phẫu thuật nâng ngực, quá trình cầm máu không tốt có thể gây tràn máu, tràn khí vào khoang phế mạc, ép phổi.
Nhiễm trùng
Khi nâng ngực, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng từ ngày thứ 2-6, các dịch tiết chảy ra nhiều, ngực căng, đau nhức hoặc chảy dịch qua đường mổ. Khi nâng ngực bị hỏng, biện pháp khắc phục duy nhất là đến các bệnh viện lớn để bác sĩ thực hiện thăm khám, tháo túi ngực cũ.
Với các trường hợp chảy máu, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nhanh chóng lấy các chất nâng ngực khỏi bộ phận này, cầm máu, khử trùng. Nặng nhất, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ phần ngực, tái tạo một bộ phận khác.
(Nguồn: Sina)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!