Người thành công đánh bại nỗi sợ như thế nào?

Sống đẹp - 05/06/2024

Những người thành công cũng cảm thấy sợ hãi nhưng họ biết cách đưa ra sự lựa chọn có ý thức và vượt qua các chướng ngại vật.

1. Sợ thất bại

Đó có lẽ là suy nghĩ phổ biến nhất và có thể cản trở mọi người đạt được thành công. Học tập và phát triển đạt tới đỉnh cao khi bạn thoát ra khỏi vùng thoải mái bạn tự tạo ra. Nếu bạn không học cách chấp nhận thất bại, bạn sẽ thất bại. Và học tập là một điều kiện tiên quyết để thành công trong bất kỳ hình thức nào.

2. Sợ mất kiểm soát

Tuy não bộ thích sự chắc chắn, nhưng những người thành đạt tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa những gì họ có thể và không thể kiểm soát. Họ điều tiết năng lượng vào những việc có thể kiểm soát và chống lại sự kháng cự bằng cách tìm kiếm giải pháp thay thế, chứ không chỉ làm theo cách họ thích.

Người thành công đánh bại nỗi sợ như thế nào?

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao họ lại thành công trong khi bạn thì không?

Người thành công có thể gỡ bỏ sự kiểm soát nếu không cảm thấy thực sự thoải mái. Và cuối cùng, họ nhận ra rằng thứ duy nhất mình thực sự kiểm soát được đó là chính bản thân.

3. Sợ nổi bật

Câu ngạn ngữ cũ: 'Đông người thì không sợ gì cả' là khởi nguồn của nỗi sợ này. Nếu hòa vào đám đông, bạn sẽ không được để ý và bị hắt hủi. Nếu theo ý kiến chung, bạn sẽ không bị chỉ trích. Nếu sống một cuộc sống tầm thường, bạn sẽ không bị phán xét. Nhưng tất cả những điều đó sẽ chẳng có giá trị gì cả. Bởi vì, chính sự nổi bật đem lại cho bạn cơ hội được lắng nghe.

Nắm lấy cơ hội để nổi bật có thể là rủi ro và không phải lúc nào cũng nhận được những cái vỗ tay tán thành. Trên thực tế, bạn cũng có thể thất bại ê chề và mọi người sẽ trợn chừng mắt nhìn bạn. Nhưng đừng sợ vì vẫn sẽ có những người nghĩ rằng bạn thật tuyệt vời.

Người thành công đánh bại nỗi sợ như thế nào?

Bạn có quá nhiều nỗi sợ hãi để vượt qua ranh giới của chính mình?

Sẵn sàng tìm kiếm tiếng nói của riêng mình có thể mở ra cánh cửa mới, đem lại những bài học cuộc sống, mang lại sự an tâm và hài lòng xuất phát từ một cuộc sống đầy đủ.

4. Sợ bỏ

Đã bao giờ bạn có cảm giác khó chịu khi nghe tin ai đó được công nhận về thứ mà mình đang rất kỳ vọng vào bản thân? Giám đốc khen ngợi một thành viên khác trong nhóm vì một ý tưởng hay và bạn đã tự nói với chính mình: 'Tôi đã suy nghĩ tương tự như vậy' trong khi nhìn chằm chằm nhân viên đó.

Hoặc ai đó ra mắt một sản phẩm trong ngành công nghiệp khiến khách hàng rất quan tâm và bạn cảm thấy sợ bị mất cơ hội. Hoặc bạn mới nghe nói rằng người bạn của mình sắp kết hôn hoặc sắp có con trong khi thực tế điều đó đã không xảy ra với bạn. 

Có vẻ như thành công và hạnh phúc của người khác làm giảm đi cơ hội của bạn nhưng điều đó không phải là sự thực. Hãy bắt đầu con đường của riêng mình và nắm lấy cơ hội cho chính mình.

Người thành công đánh bại nỗi sợ như thế nào?

Bạn băn khoăn, đắn đo rồi bỏ lỡ những cánh cửa cơ hội?

5. Sợ phải đối mặt với sự thật (hoặc tâm lý nạn nhân)

'Tại sao những điều này luôn xảy đến với tôi?'. Câu hỏi này là một dấu hiệu chắc chắn của tâm lý nạn nhân. Trong đám bạn và cộng sự, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều ví dụ về tâm lý nạn nhân hơn. 

Một người bạn luôn bám theo bọn con trai tồi sau đó lại tự hỏi tại sao cô ấy bị tổn thương. Một người than phiền rằng anh ấy bị đối xử tệ trong công việc, nhưng cũng đã nói câu tương tự về 3 công việc trước kia của mình. Hoặc có người cằn nhằn vì luôn đi muộn và đổ lỗi cho chính phủ rằng không đủ phương tiện công cộng, đường giao thông kém, ùn tắc quá nhiều...

Khi ai đó tin rằng các yếu tố bên ngoài chính là tác nhân gây ra sự bất mãn tức là họ tự cho rằng mình là nạn nhân. Những nạn nhân này lãng phí thời gian và năng lượng để sống trong quá khứ. Trái lại, những người thành công luôn chịu trách nhiệm về phần mình và tập trung vào năng lực cá nhân để thay đổi tình thế.

Ảnh minh họa: Internet

Dương Thảo (Huffingtonpost)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!