Thuốc kháng histamine có sẵn dưới hình thức OTC (thuốc không kê đơn) và thuốc theo đơn. Những loại thuốc này có thể ở gây nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine thế hệ cũ, chẳng hạn như diphenhydramine và chlorpheniramine, làm giảm các triệu chứng dị ứng nhưng có thể gây buồn ngủ. Người dùng cần nhận thức được vấn đề này để tránh lái xe trong khi sử dụng các loại thuốc thế hệ cũ. Các tác dụng phụ phổ biến khác của các thuốc kháng histamine cũ này bao gồm: khô miệng, chóng mặt, táo bón, mờ mắt, bí tiểu
Thuốc kháng histamine mới hơn như: fexofenadine hydrochloride, loratadine, desloratadin… có ít tác dụng phụ hơn và ít gây buồn ngủ hơn, ngoại trừ cetirizine dihydrochloride. Những loại thuốc này ở dạng viên. Tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng histamine này bao gồm: đau đầu, khô mũi, khô miệng, buồn nôn và khó chịu...
Các thuốc giúp làm thông mũi
Thuốc thông mũi có thể làm giảm nghẹt mũi ở người bệnh. Thuốc có tác dụng làm co các mạch máu trong mũi, giúp mũi thông thoáng dễ thở.
Những loại thuốc này thường có sẵn OTC ở dạng thuốc viên hoặc thuốc xịt như: oxymetazoline, phenylephrine... và thuốc kê đơn như pseudoephedrine.
Phụ nữ mang thai và những người bị tăng huyết áp được khuyến cáo không nên dùng thuốc thông mũi và nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ của việc uống thuốc thông mũi có thể bao gồm: hồi hộp, bồn chồn, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, khó ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi thông mũi bao gồm: khô mũi hoặc chảy nước mũi, cảm giác nóng rát hoặc châm chích tạm thời trong mũi, hắt hơi...
Thuốc chống dị ứng có thể gây buồn ngủ nên cần tránh lái xe khi dùng thuốc.
Thuốc xịt mũi corticosteroid
Các thuốc xịt mũi corticosteroid là thuốc được kê đơn để làm giảm triệu chứng bằng cách giảm viêm gây ra khi có chất gây dị ứng. Thuốc xịt mũi corticosteroid như fluticasone propionate và nasacort (triamcinolone acetonide), có thể giúp giảm nghẹt mũi, hắt hơi và sổ mũi. Tác dụng phụ của corticosteroid mũi bao gồm: mùi khó chịu trong mũi, vị hôi trong miệng, kích ứng mũi, chảy máu cam...
Phương pháp điều trị thay thế
Có một số lựa chọn thay thế để làm giảm các triệu chứng dị ứng. Chúng có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc trên như: rửa mũi (sẽ giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi mũi, có thể giúp thở dễ dàng hơn), xịt mũi nước muối (giúp rửa trôi các chất gây dị ứng như phấn hoa và bụi bẩn khỏi mũi. Những loại thuốc xịt này ít gây kích ứng hơn so với xịt mũi bằng thuốc)...
Ngoài ra, ăn uống lành mạnh có nhiều lợi ích, bao gồm giảm viêm do dị ứng. Đối với dị ứng thực phẩm người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm gây dị ứng, nhưng vẫn đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng.
Thực phẩm chống viêm phổ biến nên ăn bao gồm: cá, bơ, bông cải xanh, cải xoăn, dưa hấu, gừng, rau kinh giới, nghệ... Chườm lạnh cũng có thể giúp giảm sưng mắt và xoang đau...
Cách nào có thể ngăn chặn dị ứng?
Hãy chắc chắn kiểm tra bao bì thực phẩm để đảm bảo nó không chứa các chất gây dị ứng.
Tránh xa các chất gây dị ứng (nếu có thể).
Dị ứng như bụi và phấn hoa là khó tránh. Vì vậy, cần thường xuyên làm sạch bề mặt trong gia đình và quần áo...
Thường xuyên thay đổi bộ lọc điều hòa không khí và đóng cửa sổ sẽ làm giảm lượng phấn hoa xâm nhập vào nhà.
Người bệnh nên đi khám trong các trường hợp sau: triệu chứng dị ứng ảnh hưởng vào cuộc sống hằng ngày, thường xuyên cảm thấy khó thở, dùng thuốc OTC không làm giảm các triệu chứng dị ứng hoặc gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!