Nguy kịch sau cắt u nhú hậu môn: Phòng khám nói gì?

Cần biết - 11/28/2024

Bệnh nhân cho biết được BS Việt Nam phẫu thuật bằng phương pháp laser. Phòng khám phản hồi BS Trung Quốc phẫu thuật và không có máy laser.

Ngày 25-1, BS chuyên khoa 2 Hoàng Anh Bắc, khoa Ngoại tiêu hóa BV Thống Nhất (TP.HCM) cho hay khoa đang điều trị cho bệnh nhân TBN (36 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) bị nhiễm trùng, viêm phúc mạc toàn thể, nhập viện vào 12 giờ 30 ngày 24-1.

ệnh nhân cho biết đi thăm khám và cắt da dư và u nhú vùng hậu môn bằng laser ở một phòng khám tư nhân.

Tuy nhiên, sau 4 ngày hậu phẫu, bệnh nhân cảm thấy đau bụng, khó thở, trướng bụng, sốt nên nhập viện. Tại bệnh viện, ghi nhận bệnh nhân bụng trướng nhiều, đau và đề kháng khắp bụng, xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy tình trạng nhiễm trùng, dọa choáng, mạch nhanh trên 120 lần/phút, huyết áp tụt.

Ban đầu, các bác sĩ nghĩ nhiều đến viêm phúc mạc do thủng đại trực tràng sau hậu phẫu. Ngay lập tức, bệnh nhân được hội chẩn và mổ cấp cứu. 

Nguy kịch sau cắt u nhú hậu môn: Phòng khám nói gì?

Chị N. được đặt hậu môn tạm và điều trị tại BV Thống Nhất. Ảnh: HL.

Khi mổ, vùng trực tràng thấp của bệnh nhân bị thủng, có ổ áp xe vỡ, đây có thể là nguyên nhân gây tràn dịch mủ khắp ổ bụng, viêm phúc mạc toàn thể. Bệnh nhân được làm sạch bụng, làm hậu môn nhân tạo giúp lành vết thương vùng trực tràng và đóng hậu môn nhân tạo sau. Sau một ngày điều trị, đến trưa 25-1, tình trạng bệnh nhân tạm ổn, mạch huyết áp ổn định, tiếp tục được theo dõi nhưng tiên lượng dè dặt.

Bà Nguyễn Thị Lý (64 tuổi), mẹ bệnh nhân cho hay chị N. lên mạng và tìm thấy thông tin về phòng khám đa khoa Khang Thái (đường Thành Thái, quận 10, TP.HCM) nên ngày 20-1 đến thăm khám và được chỉ định cắt u nhú hậu môn.

“Thăm khám, thử máu và nội soi trực tràng xong, BS nói con tôi bị nhiễm trùng đường ruột nặng. Trong trực tràng có u nên phải cắt, nếu không sẽ gây ung thư. Làm xong thì các bệnh viêm nhiễm cũng sẽ hết. Con tôi sợ quá nên đồng ý cắt với giá 25 triệu 800 ngàn đồng.

Tôi bảo suy nghĩ kỹ đi nhưng con không nghe cắt liền ở đó. Sau khi cắt, tái khám và truyền kháng sinh tại phòng khám được 4 ngày thì con sốt cao, đau bụng, bụng trướng to. Chúng tôi cứ nghĩ chấp nhận tốn kém, miễn sao làm xong được khỏe, ai ngờ càng điều trị càng nặng”, bà Lý nhớ lại. 

Nguy kịch sau cắt u nhú hậu môn: Phòng khám nói gì?

Bà Lý rất lo lắng cho con gái. Ảnh: HL.

Cũng theo bà Lý, sau khi xảy ra sự việc phòng khám rất thờ ơ. Bà còn bị làm khó dễ khi muốn lấy hồ sơ bệnh án của con từ phòng khám về. 

Đau đớn nằm trên giường bệnh, chị TBN kể lại: “Tôi lên mạng thấy quảng cáo đây là phòng khám tốt nhất bây giờ. Tôi để lại số điện thoại, người ta gọi tư vấn, nói là tôi có dấu hiệu bị bệnh nặng, nên phẫu thuật chứ không ung thư, bệnh viện trả về. Lại nghĩ đến cảnh vào bệnh viện công ngồi chờ mệt nhưng vào phòng khám này cũng phải chờ, đến lúc mệt quá, BS nói gì tôi cũng ờ”. Ngoài ra, chị N. khẳng định BS phẫu thuật cho mình là người Việt.

Cùng ngày, phóng viên đã tìm đến phòng khám Đa khoa Khang Thái (quận 10, TP.HCM) để xác nhận sự việc. Tiếp chúng tôi là đại diện chuyên môn của phòng khám, bác sĩ NTMH.

Bà H. cho hay đã nắm sự việc và khẳng định bệnh nhân bị biến chứng không liên quan đến việc phẫu thuật ở phòng khám. “U nhú nằm ở xung quanh ống hậu môn, ở xa vùng trực tràng nên cắt đi sẽ không bao giờ tổn thương ở trực tràng. Có thể bệnh nhân bị cùng lúc hai bệnh ở hậu môn và vùng trực tràng trước đó rồi. Chúng tôi chỉ xử lý bên ngoài thôi”, bà H. giải thích.

Khi được hỏi về kỹ thuật thực hiện cho bệnh nhân, bà H. cho hay không phải là người trực tiếp phẫu thuật mà do một BS Trung Quốc chuyên khoa ngoại thực hiện, có chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên, bà H. không cung cấp được giấy tờ chỉ định phẫu thuật cắt u nhú hậu môn cho bệnh nhân gồm những bước nào. “Giấy chỉ định chỉ có hóa đơn thanh toán phẫu thuật cắt u nhú hậu môn thôi”, bà cho biết.

Nguy kịch sau cắt u nhú hậu môn: Phòng khám nói gì?

Hóa đơn thanh toán tiền ca phẫu thuật ngày 20-1-. Ảnh: HL.

Đem phản ánh của bệnh nhân được sử dụng phương pháp laser xử lý u nhú, bà H. phản hồi ở phòng khám không hề có máy laser và thừa nhận việc tư vấn này là do nhân viên sai sót. “Tôi đã tìm hiểu lại chỗ BS, quy trình phẫu thuật cho bệnh nhân này là cắt bằng dao và đốt lại gốc u nhú bằng đốt điện. Phòng khám làm gì có máy laser”, bà H. nói.

Khi chúng tôi yêu cầu bà H. cung cấp quy trình phẫu thuật cho bệnh nhân mắc u nhú hậu môn thì bà H. cũng không cung cấp được và gửi quy trình xử lý u nhú hậu môn của BV Nguyễn Tri Phương.

Khi được hỏi về việc các nhân viên phòng khám tư vấn, dọa bệnh nhân không phẫu thuật sẽ gây ung thư, bà H. cho rằng u nhú ở ống hậu môn cũng có thể gây biến chứng.

“Do tôi không trực tiếp tư vấn nên có lẽ nhân viên nói hơi quá làm cho bệnh nhân tin tưởng. Tôi chỉ phụ trách chuyên môn, có việc gì xảy ra, tôi không thể giám sát 100% được và không thể lên phòng mổ theo dõi từng ca một, có ca khó thì tôi mới đến xem xét chuyển bệnh nhân đi hay giữ lại.”, bà H. thừa nhận.

Phiên dịch viên tên Thắng, người phụ trách giao tiếp cho bác sĩ phẫu thuật trong phòng mổ chia sẻ, trước khi mổ bệnh nhân đến khám và nói đau rát hậu môn. Theo Thắng, BS chỉ nói là nếu không điều trị ngay sẽ có khả năng ác tính chứ không nói bị ung thư. Ca mổ khoảng 2-3 người là y tá và bác sĩ. Bác sĩ không nói mình tên gì và là người trực tiếp mổ cho bệnh nhân, vì bệnh nhân không có yêu cầu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!