Nguyên nhân bệnh tiểu đường nào khiến bạn gặp rủi ro?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 do kháng insulin khiến mục tiêu kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn và gặp nhiều rủi ro hơn.

Trước đây nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 được biết là do suy giảm chức năng tuyến tụy, nhưng ngày nay phần lớn người mắc bệnh lại là do kháng insulin. Sự dịch chuyển về nguyên nhân sinh bệnh khiến mục tiêu kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn và gặp nhiều rủi ro hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện có hơn 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó chủ yếu là tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi khi số lượng người chưa được chẩn đoán có thể nhiều gấp 2 – 3 lần. Lý do là bởi tình trạng kháng insulin âm thầm diễn ra trong thời gian dài, ít dấu hiệu điển hình nên bệnh thường được phát hiện muộn.

Người bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ xơ vữa mạch động mạch vành, tăng huyết áp cùng với các biến cố tim mạch. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường nào khiến bạn gặp rủi ro để tìm cách kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhé.  

Thủ phạm chính gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân bệnh tiểu đường nào khiến bạn gặp rủi ro?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Thủ phạm chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng kháng insulin.

Tình trạng kháng insulin là “thủ phạm” chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Insulin là hormone được tụy bài tiết, có  nhiệm vụ vận chuyển đường máu vào tế bào tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời đưa đường tới gan để tạo năng lượng dự trữ. Ngoài vai trò kiểm soát đường huyết, insulin còn tham gia vào quá trình điều chỉnh chức năng mạch máu và lưu giữ chất béo trong cơ thể đúng cách.

Kháng insulin nghĩa là insulin hoạt động không hiệu quả, đường vẫn ở trong máu thay vì đi vào trong tế bào. Điều này dẫn đến tình trạng tăng đường huyết mãn tính (bệnh tiểu đường tuýp 2) và hàng loạt các rối loạn chuyển hóa khác.

Ngoài kháng insulin, nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 còn do chức năng tuyến tụy bị suy giảm hay do một số bệnh mắc phải như viêm tụy, hội chứng Cushing, bệnh buồng trứng đa nang và có cả yếu tố gia đình. Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 thì con cái có tới 40%, còn trường hợp cả bố và mẹ đều có bệnh tiểu đường, tỷ lệ này là 70%.

Các yếu tố thuận lợi khác cũng có thể phát triển thành tình trạng kháng insulin – nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 như:

  • Thường xuyên căng thẳng (stress kéo dài)
  • Thừa cân, béo phì và ít vận động thể lực
  • Chế độ ăn nhiều chất bột đường, dư thừa calo
  • Bệnh buồng trứng đa nang

Rủi ro của tiểu đường tuýp 2 do kháng insulin

Nguyên nhân bệnh tiểu đường nào khiến bạn gặp rủi ro?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Tình trạng căng thẳng làm tăng nặng tình trạng kháng insulin của người tiểu đường tuýp 2.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy tình trạng kháng insulin không chỉ là nguyên nhân bệnh tiểu đường làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn mà gây rối loạn chức năng của tim và mạch máu. Tình trạng kháng insulin còn tiềm ẩn rủi ro đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch vành, gây cao huyết áp và làm tăng mức độ tổn thương cơ tim ở người tiểu đường bị thiếu máu cơ tim.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: [Bác sĩ tư vấn] Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không?

Kiểm soát nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn uống cùng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa chống lại tình trạng kháng insulin trong việc phòng ngừa và điều trị tiểu đường tuýp 2. Những sự thay đổi tuy nhỏ nhưng sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn về lâu dài.  

1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn trước và sau khi bị tiểu đường không cần thay đổi quá nhiều, bạn chỉ cần chú ý hơn tới việc lựa chọn thực phẩm, cách chế biến và ăn uống như sau:

• Ăn đủ chất: Đảm bảo thực phẩm đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đó bạn nên hạn chế ăn nhiều chất béo, ăn thêm nhiều chất xơ, tránh ăn quá mặn,…

• Ăn uống điều độ: Bạn nên duy trì lịch ăn theo giờ giấc cố định và tránh bỏ bữa ngay cả khi bạn không muốn ăn. Nếu duy trì điều này lâu dài sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tiết và chuyển hóa insulin sau khi ăn, nhờ đó giúp ổn định đường máu.

• Ăn theo thứ tự hợp lý: Bạn nên ăn trước phần rau xanh, uống nước canh ngay từ đầu bữa ăn, sau đó mới dùng đến cơm và các loại thức ăn khác. Cách ăn này giúp bạn cảm giác no lâu hơn, giảm thèm ăn vì chất xơ trong rau xanh sẽ làm chậm hấp thu chất đường hay chất béo từ thực phẩm khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiểu đường tuýp 2: Nên và không nên ăn gì

2. Tập thể dục thường xuyên

Nguyên nhân bệnh tiểu đường nào khiến bạn gặp rủi ro?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Tập thể dục hàng ngày rất quan trọng giúp bạn kiểm soát đường huyết.

Thói quen tập luyện thể chất là liều thuốc tự nhiên giúp làm giảm kháng insulin, thúc đẩy việc sử dụng đường ở các cơ bắp, dự trữ đường đúng cách, nhờ đó làm giảm đường huyết hiệu quả. Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập luyện phù hợp, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, bóng bàn, cầu lông,…

Tuy nhiên, nếu mắc thêm bệnh xương khớp ở vùng thân dưới thì bạn không đi bộ vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Thay vào đó, giải pháp bạn nên lựa chọn thay thế là bài tập đạp xe đạp trên không hoặc bơi lội.

3. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bạn cần tránh tâm trạng bi quan, căng thẳng hay thiếu ngủ thường xuyên do đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Điều quan trọng là bạn cần lên một thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách ngủ sớm và đủ giấc, đồng thời tránh căng thẳng quá mức.

4. Sử dụng thảo dược giảm kháng insulin

Ông bà ta từ xa xưa đã nhiều bài thuốc từ thảo dược cho hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiểu đường hay dân gian còn gọi là bệnh tiêu khát. Ngày nay, công nghệ bào chế hiện đại có thể chiết xuất được những tinh chất cho tác dụng tối ưu hơn, từ đó giúp làm giảm đường huyết và kháng insulin hiệu quả hơn.

Trong số nhiều thảo dược dùng cho bệnh tiểu đường, sự kết hợp của 5 thảo dược gồm lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng mang lại nhiều lợi thế hơn cả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự phối hợp của các thảo dược này sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ trong việc làm giảm kháng insulin và phục hồi chức năng tuyến tụy. Từ đó giúp cơ thể phân bổ và dự trữ chất béo đúng cách, làm giảm cholesterol máu, gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường nào khiến bạn gặp rủi ro?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.TPBVSK Glutex có chứa lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng

Sự kết tinh của các thảo dược trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex (*) giúp hỗ trợ ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững nhờ các lợi thế:

• Giúp hỗ trợ giảm kháng insulin – nguyên nhân bệnh tiểu đường nền tảng.

• Hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến tụy và kiểm soát quá trình chuyển hóa đường (từ khi chất bột đường vào đi vào cơ thể cho đến khi tạo thành năng lượng hoạt động, dự trữ).

TPBVSK Glutex phù hợp để giảm và ổn định đường huyết cho người tiền tiểu đường, người tiểu đường tuýp 2, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc bệnh.

Khi đã hiểu được nguyên nhân bệnh tiểu đường và cách chữa trị, bạn sẽ có thể lên kế hoạch đẩy lùi bệnh tật một cách hiệu quả hơn. Nếu biết mình có bệnh, đừng để tình trạng chuyển biến nặng mới lo sẽ gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm đến tính mạng. Bạn nên bắt đầu thực hiện những thay đổi ngay trong lối sống bắt đầu từ hôm nay để kiểm soát bệnh nhé.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!