Bệnh nấm móng không còn là khái niệm xa lạ, khi mà yếu tố môi trường tác động cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Bạn thắc mắc bệnh nấm móngtay chữa trị dứt điểm bệnh một cách nhanh nhất như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây củaLily & WeCaređể biết nguyên nhân gây ra bệnh và có cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
1. Nấm móng tay, chân là bệnh gì?
Bệnh nấm móng chân tay chính là tình trạng móng tay, móng chân của bạn xuất hiện những đốm màu trắng hoặc vàng, các kẽ chân bị nứt, xuất hiện các đốm đỏ, hay tình trạng ngứa ngáy, khó chịu xảy ra, đây là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra, điều trị căn bệnh này không khó nhưng cần phát hiện sớm để để điều trị một cách triệt để và không bị tái phát.
Bệnh thường thấy ở những người làm việc tiếp xúc với nước thường xuyên như: nội trợ, chùi rửa hồ bơi, phục vụ phòng khách sạn, rửa xe, chăn nuôi, bán tôm cá...
2. Nguyên nhân gây bệnh nấm móng ở tay chân là gì?
Thủ phạm chính gây nên bệnh nấm móngđược xác định là do nấm gây ra, loại nấm thường gặp đó là nấm candina bị nhiễm từ môi trường hoặc từ những người đã mắc nhiễm loại vi nấm này. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm nấm móng tay mà bạn nên cảnh giác đó chính là:
Do vệ sinh kém
Ở những người có thói quen vệ sinh thân thể không đảm hàng ngày, nhất là tại vùng móng tay, móng chân sẽ làm cho vi nấm dễ có điều kiện xâm nhập và phát triển gây bệnh.
Do tiếp xúc chất độc
Ở những người tiếp xúc với chất độc hại do đặc thù công việc hay thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa như: xăng, xà phòng, hóa chất công nghiệp..... những yếu tố này dễ làm cho vùng da tay và móng chân bị tổn thương và gây nên bệnh.
Do nhiễm nước bẩn
Nguồn nước dùng hàng ngày bị nhiễm bẩn, hoặc sử dụng nước bẩn để vệ sinh móng tay móng chân dễ làm cho mầm bệnh ở trong nước ô nhiễm xâm nhập và gây bệnh.
Do cơ địa mẫn cảm
Ở những cơ địa mẫn cảm dễ gặp phải những tổn thương và nhiễm nấm làm bệnh nấm móng hình thành.
Do di truyền
Nguyên nhân này thường liên quan mật thiết tới việc di truyền từ những người thân trong gia đình.
Lây nhiễm do tiếp xúc
Khi tiếp xúc với mầm bệnh tại một số nơi công cộng như bể bơi, dùng chung khăn tắm, chung chậu tắm...những yếu tố này có thể chứa mầm bệnh và làm bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Với căn bệnh nấm móngchân tay, việc điều trị cũng không quá khó khăn nhưng bạn phải kiên trì và điều trị một cách triệt để, tránh tình trạng tái phát của căn bệnh này.
3. Cách phòng ngừa bệnh nấm móng tay, chân
Để phòng ngừa không cho nấm móng tái phát, người bệnh cần chú ý giữ móng tay, móng chân luôn khô ráo. Cần hạn chế tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén. Nếu tiếp xúc thì cần đeo găng tay, dụng cụ bảo bộ để tránh bệnh nấm móng tái phát.
Điều trị bệnh nấm móng cần phải đúng phương pháp và có cách chăm sóc móng phù hợp. Chính vì thế người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đối với người chưa mắc nấm móng, cần thực hiện theo những cách sau để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh:
- Luôn giữ móng chân, tay ngắn, khô và sạch. Tránh ngâm chân tay trong thời gian dài dưới nước.
- Đi tất thích hợp bằng loại sợi tổng hợp thoáng ẩm giúp giữ chân khô ráo.
- Không đi chân đất ở nơi công cộng cũng là cách để phòng tránh nấm móng.
- Luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ, cắt tỉa móng chân, tay thường xuyên.
- Tránh sử dụng những xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh, cần đeo găng tay chân bảo hộ khi làm việc trong môi trường ẩm ướt, nước bẩn, hóa chất độc hại.
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả để tăng cường vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho da, cho móng tay, chân luôn khỏe mạnh.
Căn bệnh nấm móng ở tay chân là một trong những bệnh khó điều trị lại dễ bị nhiễm trùng tái phát trở lại vì vậy mà mọi người nên biết cách phòng ngừa bệnh sớm từ việc tham khảo những thủ phạm gây bệnh ở trên. Lily & WeCare hi vọng mọi người đã biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân thông qua bài viết vừa rồi. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!