Nấm móng là hiện tượng nhiễm trùng móng, do nhiễm nấm, các bào tử từ bờ tự do hoặc các bờ móng, gây ra tình trạng viêm nhiễm móng, thậm chí có thể bị lở loét móng tay, móng chân nếu không được chữa trị kịp thời.
Vậy bệnh nấm móng có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị dứt điểm căn bệnh phiền toái này. Hãy tìm hiểu cùng Lily & WeCare qua bài viết sau đây nhé!
1. Những biểu hiện của bệnh nấm móng
Những triệu chứng nấm móng thường gặp đó là:
- Nấm trên bề mặt móng: Móng chân hoặc tay lúc này có màu trắng hoặc đen đây là hiện tượng rối loạn màu sắc móng.
- Nấm ở dưới móng, phần ngọn và hai bên móng: Phần dưới móng trở lên dày, móng bị tách khỏi nền móng, da quanh móng bị viêm.
- Nấm ở dưới móng, phần gốc móng: Nguyên nhân do nấm Candina, xuất hiện nhiều ở móng tay.
- Nấm móng, xuất hiện teo móng: Khi bị nấm móng gần như tất cả các thành phần của móng đều bị tổn thương, khả năng lây lan của móng bị bệnh ra các móng là rất cao.
- Nấm ở dưới móng, phần ngọn và hai bên móng: Phần dưới móng trở lên dày, móng bị tách khỏi nền móng, da quanh móng bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Trichophyton rubrum.
- Nấm ở dưới móng, phần gốc móng: Nguyên nhân do nấm Candina, xuất hiện nhiều ở móng tay.
2. Nguyên nhân gây bệnh nấm móng
Nấm móng thường đến từ nhiều nguyên nhân do thói quen vệ sinh của bạn trong cuộc sống hàng ngày, môi trường sinh hoạt làm việc hay đơn thuần là so sự tiếp xúc trong sinh hoạt hàng ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng nấm Dermatophuytes và nấm Canida tấn công gây nên tổn thương cho móng chân, móng tay. cụ thể:
Vệ sinh kém
Những người có thói quen vệ sinh không đảm bảo đặc biệt là vùng móng tay, móng chân sẽ khiến vi nấm có điều kiện thuận lợi thâm nhập và gây bệnh nấm móng chân, móng tay.
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa như xăng, xà phòng, hóa chất công nghiệp đều tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh.
Nguồn nước nhiễm bẩn
Việc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn bẩn thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn trong nước xâm nhập vào cơ thể.
Cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch kém
Những người cơ địa dễ mẫn cảm, dị ứng và hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị nhiễm nấm.
Do tiếp xúc
Những người tiếp xúc với các yếu tố có thể chứa mầm bệnh như bể bơi, dùng chung khăn tắm, quần áo, bao tay... đều có khả năng nhiễm bệnh.
3. Nấm móng có nguy hiểm không?
Từ các thí nghiệm y học lâm sàng về các bệnh ngoài da tại trung tâm da liễu cho thấy, bệnh nấm móng được cho là bệnh nguy hiểm bởi các bào tử nấm không chỉ có nguy cơ gây hại ở các vùng da tiếp xúc ở vùng móng, da người mà chúng còn có nguy cơ xâm lấn và phát triển với tốc độ rất nhanh. Ban đầu ở phần móng, sau đó lây lan phá hủy các tế bào da thịt dưới móng. Bệnh nấm móng nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách nguy cơ phần móng tay không thể tái tạo được là rất cao. Ngoài ra bệnh này còn gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh như:
- Mùi hôi ở móng tay, chân do nấm phá hủy làm hoại tử móng, bốc mùi.
- Bệnh nấm móng gây viêm loét, phá vỡ cấu trúc móng, móng bị biến dạng, bong tróc, có màu trắng đục vô cùng mất thẩm mỹ.
- Bệnh đôi khi gây ra các cơn đau do bào tử nấm gặm nhấm vùng da thịt dưới móng.
- Bệnh nhiễm trùng và tái đi phát lại dễ dẫn tới mạn tính, nếu không điều trị kịp thời người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh tật
- Người bệnh bị hành hạ bởi các cơn đau ngứa ở vùng móng nhiễm nấm.
- Người bệnh tự ti ngại giao tiếp với bạn bè, đối tác do chân tay xù xì, mất thẩm mỹ. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
4. Các cách trị bệnh nấm móng hiệu quả hiện nay
Thuốc tây y
Các loại thuốc dùng bôi tại chỗ: Thuốc Ciclopirox là dạng thuốc sơn móng được dùng điều trị nhiều loại vi nấm như nấm sợi, nấm mốc, giúp các tổn thương được hồi phục dần và đạt hiệu quả khá tốt.
Thuốc uống trị bệnh như: thuốc Itraconazole, Terbinafine, Itraconazone, Fluconazole,... các loại thuốc trên đều được bác sĩ kê để điều trị nấm, ngứa khó chịu
Lưu ý: việc dùng thuốc điều trị bệnh nấm móng tuân thủ theo đơn, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa da liễu để khắc phục, bởi thuốc tây y thường có thể kèm theo một số tác dụng phụ có hại tới cơ thể nhất là thuốc kháng nấm.
Mẹo dân gian điều trị nấm móng
Chỉ với các loại nguyên liệu sẵn có dưới đây, chắc chắn bệnh nấm móng của bạn sẽ thuyên giảm:
Lá trầu không trị bệnh nấm móng
Do lá trầu không có tính kháng khuẩn cao nên thường được dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, đặc biệt là nấm.
Đơn giản, bạn có thể lấy lá trầu không vò nát rồi đem nấu với nước, cho thêm vài hạt muối, đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó để ấm, ngâm tay, chân trong khoảng 10 - 15 phút, vùng da bị nấm sẽ thuyên giảm khá rõ rệt.
Dùng tỏi
Đây là loại kháng sinh tự nhiên giúp bạn loại bỏ bệnh nấm móng tay, móng chân một cách hiệu quả, đơn giản.
Bạn lấy khoảng 10 tép tỏi cho nước vào đun sôi lên khoảng 5 phút.
Chờ nước tỏi nguội, để móng chân, móng tay đang bị nấm vào ngâm 15 phút rồi lau sạch. Nên thực hiện ngày 2 lần và làm liên tục trong khoảng 4 tuần để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Kết hợp giữa tỏi và chanh
Không chỉ giúp chăm sóc da, ngừa mụn, giảm vết thâm... mà 2 vị “thần dược” này nếu kết hợp với nhau sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh nấm móng cực kỳ hữu hiệu.
Bạn lấy 1 tép tỏi nghiền nát, 5 giọt iot, 5 giọt nước cốt chanh rồi trộn lại với nhau, cho vào lọ thủy tinh, để khoảng 2 tuần là có thể đem ra sử dụng được. Có thể dùng hỗn hợp trên bôi trực tiếp lên móng bị nấm trong vòng 16 ngày.
Qua bài viết trên, Lily & WeCare giúp các bạn đọc hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh nấm móng, từ đó có phương pháp điều trị sớm, kịp thời để ngăn chặn vi nấm ở móng gây ra ở các địa điểm khác trên cơ thể.
5. Chữa nấm móng ở đâu tốt?
Đây là câu hỏi nhiều người bệnh quan tâm khi bị nấm móng. Việc lựa chọn được địa chỉchữa nấm móng tốt, thời gian khỏi bệnh diễn ra nhanh và an toàn hơn. Dưới đây là một vài địa chỉ chữa nấm móng uy tín dành cho người bệnh.
Tại Hà Nội
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Địa chỉ: 15A Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Làm việc: từ thứ 2 – chủ nhật: 6h00 – 12h00; 13h30 – 16h30.
Tại đây, người bị bệnh nấm móng sẽ được đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm khám và điều trị. Trong đó, bác sĩ Nguyễn Thế Vỹ, Bác sĩ Lê Hữu Doanh, Bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền... cùng đội ngũ y tá, nhân viên y tá chu đáo, nhiệt tình.
Bênh cạnh đó, bệnh viện còn được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân ở nhiều nơi.
Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà p, 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Làm việc: 6h00 tới 12h00; 13h30 tới 18h00
Bệnh viện Bạch Mai quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là về các bệnh chân tay miệng. Tại đây, người bệnh được các bác sĩ như BS Ngô Xuân Nguyệt, BS Ngô Quốc Thịnh, BS Nguyễn Thị Mỹ Hà cùng với đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo khám và điều trị bệnh nấm móng nhanh và hiệu quả.
Để đạt được thành tựu tốt trong khám chữa bệnh, bệnh viện rất chú trọng tới cơ sở vật chất, trang thiết bị. Vì thế, người bệnh khi tới đây khám chữa bệnh hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ tại đây.
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, được bộ y tế phân công giúp Viện da liễu Việt Nam trong công tác chỉ đạo tuyến 21 tỉnh - thành phố phía Nam từ ninh thuận trở vào. bệnh viện có 6 nhiệm vụ chủ yếu là tuyến giám sát của khu vực phía nam trong chẩn đoán và điều trị bệnh phong, bệnh lây qua tình dục và bệnh da, cùng bộ môn da liễu của trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo tuyến hoạt động da liễu khu vực phía nam, thông tin – giáo dục – truyền thông về da liễu, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực trên, hợp tác quốc tế.
Bệnh viện Da liễu có nguồn nhân lực dồi dào là các cán bộ đại học, trên đại học trong đó có 68 cán bộ đại học, trên đại học chiếm 31,48 %. Bên cạnh đó là số lượng nhân lực trung học là 81 chiếm 37,5%, sơ học là 14 chiếm 6,48%, các thành phần khác số lượng 53 chiếm 24,54%. Ngoài số cán bộ nói trên còn có 15 cán bộ viên chức của bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và 3 cán bộ của bộ môn Da liễu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh cũng làm việc tại bệnh viện.
Điện thoại: 0283 9305 419
Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Khoa Da liễu - Bệnh viện quận Thủ Đức
Khoa Da liễu bệnh viện quận Thủ Đức ban đầu chỉ là một phòng khám thuộc khoa Khám bệnh với duy nhất một bác sĩ. Đến tháng 04 năm 2010 thì khoa Da liễu được thành lập và cho đến năm 2011 số lượng nhân viên trong khoa đã tăng lên 06 bác sĩ và đều có trình độ sau đại học và 02 điều dưỡng. Lượng bệnh lúc đầu chỉ vài bệnh đến nay đã tăng lên rất nhiều. Hiện tại ngoài việc khám, điều trị các bệnh lý về da, lông, tóc, móng các bác sĩ của khoa còn tham gia tư vấn và thực hiện chăm sóc da bằng những kỹ thuật cao với nhiều máy móc hiện đại với mong muốn đem lại cho người bệnh, khách hàng làn da đẹp nhất.
Điện thoại: 0283 8963 194
Địa chỉ: 29 Khu phố 5 Phú Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Tình Nguyễn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!