Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Thời sự - 03/29/2024

10 ngày nữa là Tết Canh Tý 2020, làng Tô, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy, Thanh Hoá) - nơi cư trú, điều trị của hàng chục bệnh nhân phong, rộn ràng hơn ngày thường.

Làng Tô cách thành phố Thanh Hoá chừng 80km, còn nguyên vẻ hoang sơ. Ngôi làng nằm trong thung lũng giữa những ngọn núi đá vôi sừng sững.

Trại phong ở làng Tô là một khoa của Bệnh viện Da liễu tỉnh Thanh Hoá. Rộng chừng 20ha, trại phong chia thành 2 khu: Khu điều trị bệnh nhân nặng và khu dân cư hoá với 23 hộ gia đình sống rải rác trong làng. Họ là những gia đình có bố/mẹ, hoặc cả hai bố mẹ bị bệnh phong.

Điều may mắn là thế hệ bọn trẻ không bé nào bị bệnh. Các em, có em vừa sinh 1-2 tháng, có em đã 15 năm sống trong làng Tô này, đều khoẻ mạnh, được tới trường, Tết được đi chợ, được đón Tết như những đứa trẻ bình thường.

Không ít những 'đứa trẻ' của làng Tô đã trưởng thành, đi học cao đẳng, học nghề, có việc làm ổn định.

Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Ông Mai Văn Mùi, 80 tuổi, cùng các cháu

Ông Mai Văn Mùi là một trong những bệnh nhân đến làng Tô đầu tiên, từ những năm 1967-1969, khi làng được thành lập. Vào trại phong, ông gặp bà, một người đồng cảnh, rồi sinh ra một người con gái.

Cô con gái không mắc bệnh, được bố mẹ nuôi chính trong làng Tô. Chị lấy chồng, sinh con. Nhưng số phận không may bắt chị goá chồng sớm. Cô con gái 7 tuổi của chị thường xuyên đạp xe vào làng phong chơi với ông ngoại.

Ông Mùi, quê Nga Sơn, giờ đã cụt hai chân, hai bàn tay do di chứng bệnh phong. Cả đời ông, từ ngày vào làng phong, chưa bao giờ ra ngoài sắm Tết.

'Đón cán bộ, bác sĩ về thăm, vui lắm!', ông nói khi các cháu nhỏ giúp ông cầm những 'suất' quà mà Bệnh viện Da liễu Trung ương gửi tặng các bệnh nhân. Biết hai bàn tay ông đã cụt hết các ngón, cô cháu ngoại nhanh nhảu giúp ông Mùi bóc bánh, mừng Tết sớm.

Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Bệnh nhân phong tại khu điều trị làng Tô vui vẻ trò chuyện với PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương. Họ rất phấn khởi bởi các bác sĩ, nhân viên bệnh viện thoải mái bắt tay, trò chuyện, không hề có khoảng cách với bệnh nhân phong.

Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Các gia đình bệnh nhân phong sống rải rác xung quanh khu điều trị. Họ sống gắn bó, hiểu rõ từng hoàn cảnh của nhau. Được nhận quà gồm lịch, bánh, kẹo... từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, người đàn ông này rất vui, ông nói sẽ treo tấm lịch dày ở vị trí trang trọng nhất trong nhà.

Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Cụt hết các ngón tay do di chứng bệnh phong, nhưng người đàn ông U60 này vẫn cẩn thận cuộn tấm lịch. Anh nói, bệnh nhân phong ở đây ai cũng mong ngóng, trò chuyện với các bác sĩ.

Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Làng Tô nay đã có cuộc sống mới. Con cháu của các bệnh nhân phong trưởng thành, có ý chí vươn lên, khắc phục hoàn cảnh, chủ động hoà nhập cộng đồng.

Hiện cả nước có khoảng 20.000 bệnh nhân phong không có khả năng lao động, mọi sinh hoạt, chi phí điều trị đều được nhà nước trợ cấp và 10.000 bệnh nhân sống trong các khu điều trị.

'Với tinh thần tương thân tương ái, 'lá lành đùm lá rách', hằng năm, ban lãnh đạo và công đoàn Bệnh viện Da liễu Trung ương đều vận động cán bộ, nhân viên và các nhà hảo tâm hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho bệnh nhân phong đang sinh sống, chăm sóc tại cơ sở y tế và các làng phong trên cả nước, như: Bệnh viện Phong và Da liễu Trung ương Quỳnh Lập (Nghệ An), Bệnh viện Phong Chí Linh (Hải Dương), Bệnh viện Phong và Da liễu Bắc Ninh, Bệnh viện Phong và Da liễu Hà Nam,...

Dịp Tết Canh Tý 2020, Bệnh viện đã tổ chức gần 10 đoàn đến thăm hỏi, tặng quà các bệnh nhân.

Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Lê Duy Lộc (đứng) và nhiều đứa trẻ đã sinh ra và lớn lên trong làng Tô. Làng cũng đón nhận những đứa trẻ từ tỉnh khác như Bàn Văn Mạnh (bìa phải). Các em được đi học, sống như những đứa trẻ bình thường, không còn bị kỳ thị, có ước mơ, có hi vọng và đặc biệt, Tết được mừng tuổi như bao em thơ...

Nụ cười đón Tết Canh Tý sớm ở làng phong

Cụ ông 96 tuổi này là người cao tuổi nhất ở đây. Cụ đã lẫn. Bệnh phong cướp đi những ngón tay, hai chân cụ. Được chăm sóc tại làng phong, những lúc tỉnh táo, cụ nói rất vui. Các bệnh nhân nặng được hưởng các chế độ của bệnh viện, chế độ bảo trợ xã hội.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!