Nguyên nhân gây bệnh sởi và những điều nhất định phải biết

Cần biết - 03/29/2024

Bệnh sởi rất dễ lây và lây nhanh, thường qua đường hô hấp. 90% trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân sởi có thể lây nhiễm nếu chưa tiêm phòng vắc-xin sởi.

Bệnh sởi rất dễ lây và lây nhanh, thường qua đường hô hấp. 90% trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân sởi có thể lây nhiễm nếu chưa tiêm phòng vắc-xin sởi.

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Nguyên nhân gây bệnh sởi là một ARN vi-rút thuộc họ Paramyxoviridae, chi Mobillivirus. Người là nguồn bệnh chủ yếu nhưng có thể gặp ở khỉ. Không có trung gian truyền bệnh nhưng có thể phòng bệnh hiệu quả bằng vắc-xin.

Bệnh sởi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi... của người bệnh.

Khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi làm văng các hạt nước li ti chứa vi-rút phát tán ra không khí, người lành hít phải có thể bị lây bệnh. Vi-rút sởi có thể tồn tại ngoài môi trường hơn 1 giờ.

Nếu không kịp thời cách ly bệnh nhân, sởi dễ lây lan và trở thành dịch. Nếu trong gia đình có người lên sởi thì đa phần những ai chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh.

Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi

Trẻ cần tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi: 9 tháng tuổi tiêm mũi thứ nhất (80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch), 18 tháng tuổi tiêm mũi thứ hai (tỉ lệ bảo vệ trẻ không mắc sởi 90-95%). Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi  tiêm vắc-xin sởi là 1 tháng.

Nguyên nhân gây bệnh sởi và những điều nhất định phải biết

Bệnh sởi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp

Nếu tiêm đủ 2 mũi vắc-xin theo lịch tiêm chủng (hoặc sau khi mắc sởi xong), vắc-xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm vi-rút sởi.

Nếu chờ dịch sởi bùng phát mới đi tiêm phòng là vô cùng nguy hiểm vì thời điểm đó, các điểm tiêm chủng rất đông bệnh nhân.

Sởi là bệnh dễ lây và lây rất nhanh; trong khi vắc-xin phải hơn một tuần mới tạo ra kháng thể. Nếu phát hiện có người mắc sởi, cần cách ly, hạn chế tiếp xúc trong vòng 7 ngày kể từ lúc phát ban.

Lưu ý chung

Để hạn chế lây sởi khi đi tiêm phòng, người dân cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Hầu hết trường hợp tử vong khi bị sởi thường không do vi-rút sởi gây ra mà do biến chứng của sởi.

Nếu thấy trẻ bị chảy nước mũi, ho hoặc mắt đỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân gây bệnh sởi và điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!