Nguyên nhân khiến 'cô bé' bị đau

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nếu bạn có cảm giác đau đớn ở ‘vùng kín’ ngay cả khi quan hệ tình dục, rất có thể đã bị lạc nội mạng tử cung, viêm vùng chậu...

1. Mụn rộp sinh dục Herpes

Mụn rộp sinh dục Herpes là căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục do siêu vi trùng Herpes Simplex vi-rút (HSV) gây nên. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC, cứ 6 người Mỹ sẽ có 1 người mắc căn bệnh này trong cuộc đời của họ.

Mụn rộp sinh dục có thể xuất hiện ở môi và một số cơ quan khác như mông, hậu môn, nhưng chủ yếu là cơ quan sinh dục (HSV II) do quan hệ tình dục. Nó có thể gây ra các mụn nước, phồng rộp, đỏ khiến bạn có cảm giác đau đớn ở ‘cô bé’, thậm chỉ cả khi 'quan hệ'. Herpes có khả năng gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi bắt buộc phải phá thai.

Bởi vậy, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào ở 'cô bé' như đau, rát, nổi mụn nước, phồng rộp… hãy đi khám phụ khoa ngay lập tức.

Nguyên nhân khiến 'cô bé' bị đau

Mụn rộp sinh dục có thể xuất hiện ở môi, mông, hậu môn... (Ảnh minh họa: Internet)

2. Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là căn bệnh phổ biến ở tất cả các phụ nữ, không gây cảm giác đau đớn cho bạn nhưng nó mang lại cảm giác khô rát, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Trong cuộc đời mỗi phụ nữ có khoảng 75% nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men.

Nhiễm trùng nấm men có thể được điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn OTC. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chấm dứt hoàn toàn những triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

3. Khô âm đạo

Nếu bạn nghĩ rằng đây là một vấn đề duy nhất đối với phụ nữ sau mãn kinh thì bạn đã lầm. Nhiều phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen thấp khiến âm đạo bị khô, làm bạn có cảm giác khó chịu và đau đớn khi sex. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không đủ chất, sinh hoạt thất thường cũng có thể là nguyên nhân gây khô âm đạo.

Do đó, nếu bạn gặp tình trạng trên khi chưa bước vào thời kỳ mãn kinh, hãy tham khảo bác sĩ để thay thế một loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao hơn hoặc điều trị bằng estrogen tại chỗ.

4. Nguyên nhân từ 'cậu bé'

Bạn có thể sẽ đổ lỗi là do cấu tạo của 'cô bé' quá nhỏ khiến bạn bị đau khi 'quan hệ'. Nhưng trước khi nghĩ tới điều này, hãy xem xét 'cậu bé' của người bạn đời của bạn. Có thể kích cỡ 'cậu bé' quá lớn làm bạn thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi thâm nhập. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là bạn hãy thay đổi tư thế khác khi 'yêu' để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho 'cô bé'.

Nguyên nhân khiến 'cô bé' bị đau

Kích cỡ 'cậu bé' quá lớn có thể làm bạn thấy đau đớn (Ảnh minh họa: Internet)

5. Lạc nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu

Nếu bạn bị đau khi thâm nhập và thậm chí là đau suốt cả ngày, bạn có thể đang bị lạc nội mạc tử cung (Endometriosis) hoặc viêm vùng chậu (một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ). Nếu mắc hai căn bệnh này, bạn sẽ có cảm giác đau đơn khi nhấn tay vào vùng bụng dưới và ở khu vực buồng trứng.

Ngoài ra, kèm theo dấu hiệu này bạn có thể bị chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Hãy đi khám phụ khoa ngay nếu bạn có những triệu chứng như trên để xác định chính xác bạn đang bị lạc nội mạc tử cung hay viêm vùng chậu.

6. Đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia)

Có khoảng 9% phụ nữ mắc căn bệnh này. Sự khó chịu và cảm giác đau đớn xảy ra trong quá trình thâm nhập hoặc thậm chí khi bạn sử dụng tampon. Đối với một số phụ nữ, cơn đau là tự phát và không liên quan đến việc quan hệ tình dục hoặc chạm vào vùng kín bằng bất kỳ cách nào. Đây cũng là điều mà các nhà khoa học chưa giải thích được.

Đau âm hộ mãn tính có thể được điều trị bằng cách thoa thuốc tại chỗ lidocain - loại thuốc được sử dụng cho bệnh đau cơ xơ hóa.

An An (Prevention)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!