Rụng tóc là tình trạng xảy ra ở mỗi người nhưng nếu tóc rụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng hói đầu. Tóc rụng ngày càng nhiều mà không rõ nguyên nhân sẽ khiến nhiều người lo lắng, buồn phiền. Vậy, nguyên nhân gây rụng tóc là gì và cách điều trị như thế nào, hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây rụng tóc
Rụng tóc là một hiện tượng bình thường xảy ra mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu tóc bạn rụng mọi lúc mọi nơi, cả khi chải đầu, gội đầu, vuốt tóc, khi tóc ướt và tóc khô,... thì đây là một tình trạng đáng báo động. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân rụng tóc của bạn là gì và có cách điều trị hiệu quả.
Do tác động bởi các chất hóa học và nhiệt độ cao
Phụ nữ có sở thích uốn - duỗi - nhuộm và thường xuyên thay đổi kiểu tóc, điều này khiến họ trở thành đối tượng dễ bị rụng tóc nhất. Trong quá trình làm tóc, tóc trở nên xơ rối và hư tổn do tác động từ nhiệt độ cao và các chất hóa học. Sau khi tạo kiểu tóc, phụ nữ thường quên lãng đi việc chăm sóc và dưỡng ẩm cho tóc khiến cho tình trạng tóc ngày càng xơ và rụng nhiều. Ngoài ra, việc buộc tóc quá chặt và dùng lược quá dày cũng khiến tóc gãy rụng.
Do mất cân bằng giữa DHT và testosteron trong cơ thể
DHT (dihydrotestosteron) là một loại hormone nội sinh cao gấp 5 lần lượng hormone testosteron. Khi testosteron không đủ, lượng DHT trong tóc sẽ tăng sinh, khiến bạn bị rụng tóc. Loại hormone này sẽ liên kết với các thụ thể của tế bào nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần và mất đi.
Rụng tóc do nấm da đầu
Gàu ướt và ngứa đầu cùng rụng tóc và dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm da đầu. Trên da đầu xuất hiện các mảng đỏ có vảy màu trắng. Bệnh này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến rụng tóc từng mảng và hói đầu.
Rụng tóc do cơ thể bị stress
Nhiều người thường xuyên bị stress, mất ngủ, lo âu cũng dễ bị rụng tóc do hệ tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho da đầu bị giảm, dẫn đến quá trình sinh học của các nang nuôi dưỡng tóc bị bất thường và khiến tóc rụng theo kiểu hình tròn, để lộ vùng da trắng nhẵn như một vết sẹo.
Rụng tóc do rối loạn nội tiết
Lão hóa hoặc quá trình mang thai, cho con bú, ...sẽ gây ra sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, khiến tóc xơ rối, chẻ ngọn và gãy rụng.
Rụng tóc do chế độ dinh dưỡng
Thực đơn hàng ngày của bạn có thể không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng để nuôi tóc. Do đó, bạn có thể bị rụng tóc khi thiếu máu, vừa ốm dậy, đang trong giai đoạn ăn kiêng hoặc bị chấn thương nặng.
Do dùng thuốc hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư
Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc tránh thai, thuốc diệt virus hoặc thuốc thần kinh, ... có khả năng gây rụng tóc. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân ung thư đang áp dụng các phương pháp điều trị hóa trị và xạ trị, có thể gây tổn hại nang tóc khiến tóc gãy rụng. Sau khi điều trị xong, tóc sẽ mọc trở lại bình thường.
Cách điều trị chứng rụng tóc
điều trị rụng tóc bằng biện pháp thiên nhiên
Dùng nước cốt dừa hoặc dầu dừa
Dùng nước cốt dừa hoặc dầu dừa để chăm sóc tóc là một các rất hữu hiệu. Các chất này sẽ kích thích chân tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn, đều hơn và làm khỏe tóc. Để tránh phản tác dụng, hãy gội sạch đầu trước và sau khi thực hiện.
Sử dụng nha đam chữa rụng tóc
Cắt lá lô hội ra và dùng thìa lấy phần thịt bên trong sau đó đặt lên da đầu chừng 15 phút rồi rửa sạch, thực hiện liệu pháp này trong vòng 2 - 3 tháng, bạn sẽ giảm đáng kể tình trạng tóc rụng.
Điều trị rụng tóc hiệu quả bằng dầu hạnh nhân
Dầu hạnh nhân có tác dụng nuôi dưỡng tóc, dưỡng ẩm, kích thích tóc mọc nhanh chóng, chắc khỏe. Bạn dùng dầu hạnh nhân để massage, ủ tóc 2 -3 lần mỗi tuần, kiên trì thực hiện trong vài tháng, lượng tóc rụng sẽ giảm đáng kể.
Hành tây
Trộn 1⁄4 cốc nước ép hành tây với 1 thìa mật ong nguyên chất và thoa hỗn hợp này lên da đầu hàng ngày. Liệu pháp này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng rụng tóc.
Rau dền
Lấy nước ép rau dền và dùng bông gòn hay khăn vải mềm thấm nước đắp lên da đầu. Thực hiện biện pháp này 2 - 3 lần /1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng các sản phẩm hỗ trợ kích thích mọc tóc, ngăn rụng tóc
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm kích thích mọc tóc, ngăn rụng tóc như thuốc gội đầu, thuốc mọc tóc, serum mọc tóc, thực phẩm chức năng kích thích mọc tóc và ngăn rụng tóc,...để làm giảm tình trạng tóc rụng.
Áp dụng công nghệ tế bào mô sinh học và phẫu thuật
Trị rụng tóc bằng công nghệ tế bào mô sinh học
Đây là phương pháp chiết tách và cấy ghép những mô khỏe mạnh từ cơ thể lên vùng bị rụng tóc để thay thế, kích thích tái tạo nang tóc, tăng sinh collagen và các sợi nguyên bào giúp phục hồi các nang tóc bị hư tổn, kích thích nang tóc mới phát triển.
Phẫu thuật cấy tóc
Đối tượng tốt nhất có thể thực hiện biện pháp này là người mới rụng tóc trong 1 năm và sẽ khó thực hiện ở một số người lớn tuổi. Đây là phương pháp chuyển các mảng da có tóc sang vùng da không có tóc trên đỉnh đầu. Hiện nay, các mảnh da lấy đi cấy ghép sẽ chứa 1 - 2 nang tóc và vùng da được cấy ghép sẽ tự nhiên hơn. Việc cấy tóc có thể khắc phục chứng hói đầu nhưng sẽ rất tốn kém, đau đớn và có tác dụng phụ.
Làm thế nào để không bị rụng tóc khi mang thai?
Phù chân khi mang thai: Có nguy hiểm?
Nguyên nhân và cách điều trị chứng rụng tóc sau sinh
Mẹ cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh rụng tóc sau gáy
Cách gội đầu sau khi sinh mà chị em cần lưu ý
Giảm diện tích da vùng hói
Đây là phương pháp cắt bớt các rìa bên ngoài của vùng da hói và làm căng vùng da còn lại để che lấp và làm nhỏ phần ít tóc. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ có sẹo sau phẫu thuật.
Ngoài các biện pháp kể trên, các chuyên gia khuyên bạn nên tham khảo một số lời khuyên dưới đây để tránh tình trạng rụng tóc:
Không nên buộc tóc quá chặt, làm cản trở quá trình lưu thông máu ở da đầu, không thay đổi kiểu tóc quá nhiều lần
Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
Gội đầu thường xuyên, tránh tình trạng tóc bết dính làm chân tóc bị bít tắc do bụi bẩn
Điều trị các bệnh về tóc
Qua bài viết trên, Lily & WeCare hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu được nguyên nhân và cách điều trị bệnh rụng tóc cũng như biết cách giữ cho mái tóc của mình luôn khỏe mạnh và phòng ngừa gãy rụng hiệu quả.
Xem thêm:
- Tình trạng rụng tóc do thiếu chất gì?
- Tóc sau khi rụng có mọc lại không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!