Nhà vệ sinh trong bệnh viện đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân.
Nhà vệ sinh không đảm bảo sẽ kéo theo những hệ lụy cho các nhân viên y tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Tầm quan trọng của nhà vệ sinh bệnh viện
Nhà vệ sinh trong bệnh viện không đảm bảo sẽ kéo theo những hệ lụy như sau:
Góp phần làm lây lan bệnh tật: Các nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện, người nhà bệnh nhân, các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện có thể bị các bệnh lây nhiễm truyền qua đường phân, đặc biệt các dịch đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, tay-chân-miệng. Phân người cũng có thể là con đường lan truyền các bệnh dịch nguy hiểm như dịch Ebola, SARS.
Hạ thấp phẩm giá của người sử dụng dịch vụ y tế khi vào bệnh viện do phải tiếp xúc với sự bẩn thỉu, hôi hám mùi xú uế, đặc biệt là đối với người già, trẻ em và người khuyết tật.
Việc nhịn đại tiểu tiện do sợ vào nhà vệ sinh bẩn có thể kéo theo những hậu quả nguy hại cho cơ quan tiêu hóa, bàng quang, đường tiết niệu.
Đi tiểu và đại tiện bừa bãi ra môi trường bệnh viện do thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh bẩn.
Không có điều kiện, thiết bị để thực hiện rửa tay với xà phòng.
Gây mất mỹ quan cho quang cảnh bệnh viện.
Người bệnh không muốn đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện có nhà vệ sinh bẩn và các bệnh viện, vì vậy mà mất khách hàng.
Nhà vệ sinh công cộng Bệnh viện E trung ương, một trong những bệnh viện công lập có nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ từ ngoại cảnh bên ngoài đến chất lượng bên trong.
Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện
Chính vì tầm quan trọng của chất lượng nhà vệ sinh trong các bệnh viện mà Bộ Y tế đã liên tục chỉ đạo công tác này. Các văn bản quy định về nhà vệ sinh bệnh viện cũng đã được soạn thảo và ban hành. Có thể liệt kê một số văn bản sau:
Về tiêu chuẩn xây dựng nhà vệ sinh trong bệnh viện chúng ta có Bộ Tiêu chuẩn TCXDVN 365: 2007. Trong Bộ Tiêu chuẩn TCXDVN 365: 2007 quy định cụ thể các thiết bị vệ sinh cần có như chậu rửa, bệ xí, bệ tiểu đối với phòng khám và các khoa phòng chuyên môn điều trị. Phòng khám được quy định theo số lần đến khám trong ngày còn các khoa phòng điều trị quy định chung là cứ 2 phòng có 1 bệ xí, 1 bệ tiểu và 1 bệ giặt hoặc cứ 15 người có 1 chỗ tắm, 1 bệ xí, 1 bệ tiểu và 1 bệ giặt. Nhà vệ sinh phải bố trí nam riêng, nữ riêng. Diện tích trung bình của nhà vệ sinh quy định 9-12m2. Tiêu chuẩn khuyến cáo của WHO là ít nhất 20 người có 1 nhà vệ sinh. Trong nhà vệ sinh phải bố trí thiết bị hỗ trợ riêng cho người tàn tật và có bệ xí dành cho trẻ em tại khoa nhi. Nhà vệ sinh cho cán bộ, nhân viên y tế cần được bố trí riêng với của người bệnh.
Trong Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 3 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế) có Quy định 5 mức đánh giá chất lượng với 23 tiểu mục như sau:
Mức 1
1. Nhà vệ sinh không sạch sẽ: có nước đọng, rác bẩn, mùi khó chịu, hôi thối. 2. Khoa lâm sàng, cận lâm sàng không có khu vệ sinh riêng. 3. Không đạt một trong các tiểu mục từ 4 đến 5.
Mức 2
4. Mỗi khoa lâm sàng và cận lâm sàng có ít nhất 1 khu vệ sinh. 5. Tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất 1 buồng vệ sinh cho 30 giường bệnh (tính riêng theo từng khoa).
Mức 3
6. Đạt các tiểu mục 4, 5. 7. Mỗi khu vệ sinh có ít nhất 2 buồng vệ sinh riêng cho nam và nữ. 8. Có nhân viên làm vệ sinh theo quy trình do bệnh viện quy định. 9. Buồng vệ sinh cung cấp đủ nước rửa tay thường xuyên. 10. Tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất 1 buồng vệ sinh cho 12 đến 29 giường bệnh. 11. Buồng vệ sinh bảo đảm sạch sẽ, không có nước đọng, không có côn trùng trong buồng vệ sinh.
Điện thoại biến thành ổ bệnh khi rời nhà vệ sinh
Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng đáng ngại
Like Facebook trong nhà vệ sinh có thể chịu kết thảm vì vi khuẩn
Những thông tin về bệnh mồng gà ở nam giới đáng lưu tâm
Kinh nghiệm đi khám tại PK Sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan
Mức 4
12. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 11. 13. Buồng vệ sinh có sẵn giấy vệ sinh. 14. Buồng vệ sinh có bồn rửa tay và cung cấp đủ nước rửa tay thường xuyên. 15. Buồng vệ sinh có xà phòng, dung dịch sát khuẩn rửa tay. 16. Buồng vệ sinh có gương. 17. Buồng vệ sinh có móc treo quần áo và trong tình trạng sử dụng được. 18. Buồng vệ sinh luôn khô ráo, có quạt/hút mùi bảo đảm thông gió hoặc có thiết kế thông gió tự nhiên. 19. Tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất 1 buồng vệ sinh cho 7 đến 11 giường bệnh. 20. Có nhân viên làm vệ sinh thường xuyên theo quy định của bệnh viện, có ghi nhật ký các giờ làm vệ sinh. 21. Buồng vệ sinh bảo đảm sạch sẽ không có mùi hôi.
Mức 5
22. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 12 đến 21. 23. Mỗi buồng bệnh có buồng vệ sinh riêng khép kín; bảo đảm tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: có ít nhất một buồng vệ sinh cho 6 giường bệnh.
Theo SK&ĐS
Xem thêm:
- Like Facebook trong nhà vệ sinh có thể chịu kết thảm vì vi khuẩn
- Điện thoại biến thành ổ bệnh khi rời nhà vệ sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!